Thường xuyên gặp ác mộng là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tim mạch

Theo một nghiên cứu mới đây của các bác sĩ chuyên khoa tim mạch người Nhật từ tạp chí Chăm sóc sức khỏe tim mạch Châu Âu có thấy được những người mắc bệnh tim thường có nguy cơ gặp ác mộng gấp 5 lần người bình thường.

Thống kê có khoảng 15% bệnh nhân tim mạch có ít nhất một lần gặp ác mộng trong 1 tháng. 3,6% bệnh nhận gặp ác mộng 1 tuần/lần. Các bác sĩ còn cho biết rằng, nữ giới thường có nguy cơ mắc gặp ác mộng nhiều hơn nam giới. Khi gặp ác mộng bệnh nhân sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ như: mất ngủ, trầm cảm,… Người ta nghiên cứu rằng có gần 45,9% bệnh nhân gặp ác mộng trở nên mất ngủ và có đến 28% bệnh nhân ngừng thở khi ngủ.

Những bệnh nhân thường xuyên gặp ác mộng cũng tăng gấp 5 lần nguy cơ trầm cảm, gấp 5 lần mệt mỏi và gấp 7 lần mất ngủ. Như vậy, rõ ràng ác mộng có liên quan đến các bệnh lý tim mạch. Những bệnh nhân có bệnh lý tim mạch thường có ác mộng nhiều hơn hẳn so với người bình thường.

dau-tim-1634878081.jpg
Ác mộng ảnh hưởng đến tim mạch và huyết áp. Ảnh: T.L

Các nhà nghiên cứu cũng cho thấy rằng, những người thường xuyên gặp ác mộng sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim nhiều hơn các bệnh lý khác. Người ta chỉ ra rằng các bệnh nhân khi gặp ác mộng có đến 6% mắc vấn đề về tim, 6,6% đái tháo đường, 0,5% rối loạn mỡ máu, 29,2% tăng huyết áp, 0,7% tai biến mạch não và 1,2% nhồi máu cơ tim. Ác mộng thường xuyên hơn sẽ làm tăng đáng kể hơn các vấn đề về tim, tăng huyết áp và nhồi máu cơ tim.

Các cơn ác mộng thường xảy ra vào mỗi buổi sáng sớm, điều đó khiến cho đồng hồ sinh học của chúng ta tiết ra một lượng hormone và huyết áp bắt đầu tăng lên ở thời điểm này. Nguy hiểm hơn nếu huyết áp tăng quá cao dẫn đến ngồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.

Nguyên nhân nào làm chúng ta hay gặp ác mộng?

stress-1634878081.jfif
Stress là nguyên nhân dẫn đến gặp ác mộng. Ảnh: T.L

Các nguy cơ về lối sống

- Những người thường xuyên sử dụng các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá thường có nguy cơ gặp ác mộng nhiều hơn người bình thường. Ngoài ra, tâm trạng căng thẳng trước khi ngủ sẽ khiến cho bạn dễ lâm vào tình trạng cơ thể mệt mỏi dẫn đến ảnh hưởng tới giấc ngủ từ đó mà gây ác mộng

- Phụ nữ có thai cũng thường xuyên gặp ác mộng, do lúc này đường huyết quá thấp đến mức không thể kiểm soát được.

- Ác mộng cũng có thể liên quan đến những vấn đề trong cuộc sống mà bạn thường gặp phải. Ví dụ như ban ngày bạn phải xử lý quá nhiều việc và đối diện với những nổi lo toan về công việc và gia đình, bạn sẽ dễ gặp ác mộng hơn.

- Hoặc do trước khi ngủ, người ta thường có thói quen xem phim kinh dị hoặc phim hành động. Điều này sẽ gây tiêu cực cho bộ não, từ đó mà dẫn đến những tình tiết trong phim sẽ tái hiện trong giấc mơ của bạn và gây nên ác mộng.

Tác dụng phụ của một số thuốc

- Thuốc hay dùng trong các bệnh lý tim mạch là thuốc chẹn bêta.

- Các thuốc chống sốt rét cũng có thể hay gây ra ác mộng.

- Các thuốc chống trầm cảm có thể làm giảm các cơn ác mộng nhưng nó cũng có thể gây ra những cơn ác mộng cho bệnh nhân.

Tránh xa ác mộng bằng các cách sau.

water-heater-1634878081.jpg
Bạn nên tắm bằng nước ấm trước giờ đi ngủ 90 phút. Ảnh: T.L

Tránh xa điện thoại ít nhất một giờ trước khi đi ngủ

Hãy tránh xa các thiết bị và màn hình sau 10 giờ tối hoặc ít nhất một giờ trước khi đi ngủ. Ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị kỹ thuật số này thực sự làm rối loạn quá trình sản xuất melatonin - một loại hoóc môn điều chỉnh giấc ngủ của bạn.

Tắm nước ấm trước khi đi ngủ

Khi bạn tắm nước ấm ít nhất 90 phút trước khi đi ngủ, nó sẽ dẫn đến giảm nhiệt độ cơ thể và báo hiệu cho cơ thể rằng đã đến giờ đi ngủ.

Tắm sớm hơn giờ đi ngủ từ một đến hai giờ sẽ kích thích hệ thống điều nhiệt của cơ thể và nhiệt độ cơ thể giảm xuống. Điều này dẫn đến việc tăng sản xuất melatonin giúp bạn ngủ ngon, theo  Times of India.

Không caffeine vào buổi tối

Hãy nhớ rằng, caffeine là một chất kích thích và nó có thể gây khó ngủ bằng cách tăng sản xuất adrenaline. Kết quả là, não của bạn có thể hoạt động nhiều hơn khi bạn lên giường và dẫn đến những ác mộng.

Tĩnh lặng trước khi đi ngủ

Chúng ta xử lý rất nhiều cảm xúc khác nhau trong suốt cả ngày và không phải tất cả chúng đều tích cực. Khi bạn đi ngủ trước khi gạt những suy nghĩ dai dẳng này sang một bên, bạn có thể sẽ mơ về chúng.

Do đó, bạn nên xây dựng thói quen mỗi tối để tinh thần và cơ thể bạn tĩnh lại, rồi đi ngủ. Bạn có thể nghe nhạc êm dịu, tắt đèn, thiền định, thắp nến thơm hoặc thậm chí đọc sách.

Tập thói quen ngủ đúng giờ

Chọn giờ đi ngủ và thức dậy theo thói quen của bạn và đảm bảo bạn tuân thủ thời gian đó, kể cả vào cuối tuần. Khi bạn đặt thời gian thức dậy và giờ ngủ cố định, cơ thể bạn sẽ dần quen với thói quen ngủ lành mạnh.