Chùa Nghệ Sĩ - Ngôi chùa đặc biệt và kỳ bí về Ông Tổ nghề sân khấu Việt Nam

Nghệ thuật từ lâu đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với con người Việt Nam từ ngàn năm về trước. Nghệ thuật sinh ra là để giúp người ta mang lại tiếng cười và niềm vui trong cuộc sống. Nhưng lại rất ít ai biết về sự tích của người khai sáng ra nghệ thuật sân khấu và nơi an nghỉ cuối cùng của những nghệ sĩ. Nào cũng theo chân chúng tôi để biết thêm nhiều điều về nghệ thuật sân khấu.

Chùa Nghệ Sĩ có tự bao giờ?

chua-nghe-si3-1636696377.jpg
Nguồn: Bỏng Ngô Mario

Chùa Nghệ Sĩ hay còn được gọi với cái tên chùa Nhật Quang tọa lạc trên một con hẻm nhỏ nằm bên đường Thống Nhất, phường 11, quận Gò Vấp, Là ngôi chùa đặc biệt nằm ngay trong lòng thành phố Hồ Chí Minh.

Theo người dân địa phương tại đây kể rằng, ngôi chùa có lịch sử từ năm 1958, khi NSND Phùng Há xin được tiền, để cho Hội Nghệ sĩ Ái hữu Tương tế mua đất làm nơi yên nghỉ cho những nghệ sĩ cải lương. Tuy nhiên, khi đã mua được mảnh đất có chiều rộng hơn 6000m2, do vấn đề về kinh phí, nghệ sĩ Phùng Há không thể xây chùa trên chính mảnh đất này và để trống chúng trong suốt gần 10 năm trời.

Mãi cho đến tận năm 1969, ông bầu Năm Công (Lê Công Minh) xin phép nghệ sĩ NSND Phùng Há cho xây dựng am để tu hành, thì ngôi chùa mới bắt đầu được khởi công xây dựng. Nhưng vào thập niên 70 của thế kỷ trước, do không còn tiền để trả nợ bầu Năm Công quyết định bán am để lấy tiền xoay sở nợ nần. Lúc này, bầu Xuân đã đồng ý mua lại am với mức giá tương đương 100 cây vàng thời bấy giờ. Từ đó, am được xây dựng lại thành chùa và trở thành nơi an nghỉ của nhiều nghệ sĩ cải lương.

chua-nghe-si1-1636696377.jpg
Nguồn: Bỏng Ngô Mario

Chính giữa sân chùa trang trọng nhất chính là lăng mộ của NSND Phùng Há Là người đa cùng với nghệ sĩ Thanh Nga kêu gọi biểu diễn ủng hộ từ thiện để xây dựng nên chùa nghệ sĩ và viện dưỡng lão nghệ sĩ ngày nay. Và đích thật ngôi chùa trở thành một cái nơi tìm về cội nguồn sân khấu điện ảnh. Bên tay phải có miếu ngủ hành trong có thờ mẹ diêu trì địa mẫu và các mẹ ngũ hành.

chua-nghe-si4-1636696377.jpg
Nguồn: Bỏng Ngô Mario

Dãy hành lang dọc này được đặt nhiều ngôi mộ trang trọng trong đó có thể nhắc đến ngôi mộ của nghệ sĩ Thanh Nga. Đến nay, ngôi chùa này là nơi an nghỉ gan 600 nghệ sĩ tên tuổi nổi tiếng trong giới cải lương như: NSND Phùng Há, NSND Ba Vân, NSND Út Trà Ôn, NSƯT Xuân Trường, NSND Năm Đồ…Họ là những nghệ sĩ lừng danh đã tạo nên sức sống mãnh liệt cho cải lương, đưa bộ môn nghệ thuật này trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với nhiều người dân Việt Nam.

chua-nghe-si-1636696377.jpg
Nguồn: Bỏng Ngô Mario

Điều đặc biệt là tại đây có không gian thờ những vị tổ nghề sân khấu điện ảnh. Với bài vị nhưng lại không có bức tượng hay hình ảnh người nhưng lại là người khai sáng nghề sân khấu, khiến người ta không khỏi tò mò.

Ông tổ nghề sân khấu là ai?

chua-nghe-si5-1636696376.jpg
Nguồn: Bỏng Ngô Mario

Theo truyền thuyết kể rằng, ngày xửa ngày xưa, có một vị vua không rõ danh xưng là gì, dù đã lên ngôi đã lâu nhưng ông mãi vẫn không có con. Vua tìm mọi cách cúng tế cầu mong trời Phật, Cứ mỗi khi làm lễ lại có người đóng vai thần linh bay trên trời vừa múa vừa hát. Lòng thành lâu ngày cũng được thần linh chứng giám, hoàng hậu thai nghén và sinh ra hai người con trai. Từ đó mỗi năm nhà vua đều cho làm lễ để tạ ơn trời phật.

Hai hoàng tử lớn lên ham mê ca hát đến nổi quên ăn quên ngủ. Lâu dần thành quen, hai hoàng tử lớn lên thích xem hát đến quên ăn quên ngủ, rồi trở nên gầy gò, ốm yếu. Thương con, vua cha cấm không cho xem hát nữa.

Nhưng vì mê quá, hai hoàng tử đã lén chui vào xó buồng nghe hát. Chỗ khuất quá nên không ai để ý, tới lúc tìm ra cả hai đã qua đời. Nhưng dù đã về bên kia thế giới, thỉnh thoảng họ vẫn hiện về để xem hát nên những đào hát quyết lập bàn thờ, phụng kính là Tổ. Lấy ngày 12/8 âm lịch là ngày giổ chính thức. Từ năm 2011, ngày này chính thức được Nhà nước công nhận là Ngày Sân khấu Việt Nam.

(Nguồn: Bỏng Ngô Mario)