cuộc thi sách 2024
“Nơi phòng đợi” - giúp tôi ngộ ra nhiều điều!
Trong văn hoá phương Đông các nhà thơ chân chính bước qua tuổi “thất thập” hay chuẩn bị cho mình một tâm thế an nhiên, tự tại về lẽ vô thường trong cuộc nhân sinh sau khi đã kinh qua những sấp ngửa, được thua, mất còn, khổ đau và hạnh phúc. Nhà thơ Thanh Quế cũng không ngoại lệ. Tập thơ Nơi phòng đợi của ông như sự đúc kết kinh nghiệm cuộc sống của thi sĩ sau nhiều nếm trải.
Cân bằng cảm xúc ngay cả bão giông
Khi đọc và suy ngẫm cuốn sách Cân bằng cảm xúc cả lúc bão giông, tôi vỡ lẽ: Thì ra mình từng muốn “nghiêng vũ trụ, nghiêng sừng trâu, nghiêng cả trang sách”, ấy mà lại không “nghiêng được chính mình”, không cân bằng được cảm xúc nơi bản thân.
Cuốn sách vỗ về những tổn thương tâm hồn!
Giống như lời đề tựa, triết lý trong từng trang giấy giúp tôi nhận ra diễn biến phức tạp trong nội tâm, kết nối mạch cảm xúc mơ hồ và vỗ về tổn thương sâu kín. “Tại sao chúng ta lại tỏ ra thân thiện với người khác nhưng lại chẳng tử tế với chính bản thân mình? Xin đừng trách cứ trái tim đang mệt mỏi kiệt sức. Hãy lắng nghe câu chuyện trái tim mình đang kể”.
Phạm Nguyên Tường cùng minh triết của mất mát!
Tôi những muốn thật nhiều người biết đến những câu chuyện được ghi chép trong Chết như thế nào. Bởi vì tôi tin một phần trong quyển sách này Phạm Nguyên Tường viết ra để trị liệu tinh thần an ủi bệnh nhân của mình bên cạnh những phác đồ hóa chất lạnh lùng, khắc nghiệt.
Sẽ hạnh phúc và an lạc khi “Hiểu về trái tim”
Hiểu về trái tim vẫn luôn là cuốn sách gối đầu giường, cần đọc nhiều lần trong đời. Mỗi lần đọc và một lần tôi được trở về với thế giới bên trong của chính mình, hiểu rõ trái tim mình, quay trở lại với những giá trị mà tôi theo đuổi để biết con đường mà tôi nên đi.
Chủ động mỗi ngày, thảnh thơi một đời
Khi tôi cần có kiến thức, cần một người bạn đồng hành và một huấn luyện viên để nâng cao sức khoẻ của mình, tôi đã nghĩ đến sách đầu tiên. Trong vô vàn các cuốn sách kĩ năng sống, tôi bị ấn tượng bởi tựa sách thuộc vào hàng New York Times bestseller: Chủ động mỗi ngày, thảnh thơi một đời.
‘Dám bị ghét’ - ngọn đèn sáng soi rọi tâm hồn tôi
Bằng cách này, hay cách khác tôi đã lờ mờ nhận ra chân lý “dám bị ghét” từ lâu, nhưng nó là những ý niệm mơ hồ, chưa được đúc kết; thật cảm ơn cuốn sách Dám bị ghét của Kishimi Ichiro và Koga Fumitake đã như ngọn đèn sáng trong đêm soi rọi tâm trí rối bời và cho tôi thấy rõ hơn tôi cần làm gì.
Cuốn tiểu thuyết hay về tình phụ tử thiêng liêng!
Một lần đi chơi phố sách cũ Cát Cụt, tôi được dịp đắm chìm trong cơ man nào là sách. Tôi chợt dừng tay trước tuyệt phẩm của Tony Parsons, nổi bật nhất và thành công nhất, là tiểu thuyết: Cha và con (Man and Boy). Đây là cuốn sách giá trị, xoay quanh chủ đề tình yêu, hôn nhân và gia đình, khắc hoạ rõ nét cuộc đời nhiều sóng gió của một người cha đơn thân chưa trưởng thành.
Hành trình tìm lại chính mình qua trang sách!
“Chuyện hết sức đơn giản đối với người khác, lại là chuyện quá đỗi khó khăn đối với tôi. Ví như việc tìm ra vị trí thuộc về riêng mình giữa thế giới này.”
Đọc “Muôn kiếp nhân sinh” để sống trọn vẹn và thiện lành hơn
"Muôn Kiếp Nhân Sinh” là để đọc, chiêm nghiệm và trải nghiệm với từng bước chân đi vào đời của mình, bằng chính hoàn cảnh của mình. Để rồi, lòng bình yên hơn và đầy yêu thương nhân ái hơn; lại đem bình yên và yêu thương nhân ái ấy dâng tặng cho thêm nhiều người và nhiều loài vật – cây cỏ - khoáng vật quanh mình.
Những tư tưởng của Bác giúp khai sáng tâm hồn tôi!
Trên từng trang sách, Bác để lại, như khi Bác viết cho thiếu nhi : “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”. Lời dạy nhẹ nhàng và gần gũi, dễ hiểu dễ thuộc, như một người ông người bà dành cho con cháu. Di sản Bác để lại, đọc mà càng cảm thấy thấm từng câu chữ, không cần phải nhiều ngôn ngữ dài dòng, Bác chỉ cần căn dặn: “Trẻ em như búp trên cành, biết ăn, biết ngủ, học hành là ngoan”.
HIỂU VỀ TRÁI TIM để sống đời AN YÊN
Hiểu về trái tim là cuốn sách đặc biệt của nhà sư Minh Niệm. Cuốn sách là hành trình tác giả đi tìm con đường cho mình, chữa lành vết thương, vượt qua những giới hạn và đi tới những chân trời rộng lớn trong đời sống tâm linh.
Tác phẩm để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc nhất!
Truyện Kiều của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du được xem là một tuyệt tác của nền văn học dân tộc. Đọc và học rất nhiều tác phẩm nhưng có lẽ với riêng tôi, Truyện Kiều là tác phẩm để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc nhất. Không chỉ là tác phẩm hay, đậm đà bản sắc, cốt cách của người Việt mà nó còn khơi gợi trong tôi tình cảm về con người, những số phận bất hạnh trong xã hội... Để rồi, lắng lòng mình, tôi biết tự chọn cho mình lối sống nhân văn, nhân ái hơn, nhất là biết sẻ chia, giúp đỡ và có hành động thiết thực nhất đối với những số phận kém may mắn quanh mình.
Trưởng thành sau ngàn lần tranh đấu
Tôi nhận ra, dù ở độ tuổi nào, tôi cũng luôn có những khó khăn riêng, những trăn trở mà không dễ mở lời chia sẻ với ai. Có thể phần nào là tính cách, phần nào vì ảnh hưởng từ môi trường sống, cũng có thể từ những trải nghiệm không được lắng nghe trong quá khứ mà hình thành. Chính bản thân tôi tự nhận thức được vấn đề trên, tôi không ngừng cố gắng vượt qua, tự chữa lành, và nó chưa bao giờ là việc dễ dàng.
Tránh xa “xe rác” để hạnh phúc hơn
Bài học diệu kỳ từ chiếc xe rác của tác giả David J.Pollay (do Nguyễn Thúy Quỳnh dịch), là một cuốn sách giúp tôi nhận ra mình nên có thái độ sống tích cực, trở thành một người hạnh phúc khi biết tránh xa những “chiếc xe rác”.
Quyển sách chữa lành tâm hồn!
Tôi biết đến Thích Nhất Hạnh từ sáu năm trước, khi có một số đồng nghiệp chuyền tay nhau đọc quyển Đường xưa mây trắng của Ngài. Trong những đêm mất ngủ, tinh thần hoảng loạn, tôi đã bật audio (sách nói) để nghe trọn bộ sách để tâm mình tĩnh lại. Từ đó, tôi đã tìm đọc thêm quyển Không diệt không sinh đừng sợ hãi của Thầy.
Có tuổi hai mươi thành sóng nước...
Gấp lại trang nhật ký đầy hào hùng với những vần thơ không ngừng vang vọng trong tâm thức, tôi tự hỏi, có bao nhiêu tuổi mười tám đôi mươi đã để lại người thương yêu, để lại gia đình quê hương để vào Nam chiến đấu cho một mùa “thép nở hoa”. Có bao nhiêu tuổi mười tám đôi mươi đã cởi áo thư sinh mặc áo lính, tay cầm vững súng để thế hệ hậu sinh được cầm bút mai sau.
Lắng lòng với ‘Bình yên từ phía quê nhà’
Bình yên từ phía quê nhà là tập sách mới nhất của nhà phê bình Nguyễn Văn Hòa. Tôi đọc một cách say mê, bởi tôi tìm thấy trong từng câu chữ là tình cảm, là tấm lòng, là những gì sâu thẳm nhất đối với con người thời hiện đại. Đọc tập sách, tôi có dịp lắng lòng mình để cảm nhận và đối sánh với những xô bồ của cuộc sống hiện tại.
Nhìn tôi bằng đôi mắt nhắm
Tôi thuộc thế hệ của Gen Y, sống hòa trong bầu không khí đa nhiệm của Gen Z và tôi biết xê dịch là một phần không thể thiếu. Tôi tin, sẽ không ít những chiếc ba lô có sách đồng hành trong mỗi chuyến đi. Có bao giờ, bạn đã từng tự hỏi rằng sách là gì đối với mình: Là bạn? Là thầy?... Sách có thể tự tin trả lời rằng: Tôi mang tất cả các dáng vẻ của các câu hỏi trên.