1. Bánh kẹo ngọt
Chúng ta thường xuyên ăn vặt bằng các loại thức ăn vặt như bánh kẹo, ngọt. Việc này ngoài khiến cân nặng không thể kiểm soát, gây béo phì mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến xương khớp.
Lý giải điều này, các chuyên gia cho rằng, khi hấp thụ quá nhiều đường sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi từ đó mà can thiệp đến lượng photpho trong cơ thể. Photpho chính là chất quan trọng thúc đầy sự hấp thụ canxi của cơ thể.
Nếu bạn uống nhiều hơn 7 cốc nước ngọt có gas/tuần sẽ làm giảm mật độ xương và làm tăng nguy cơ gãy xương. Bởi trong loại đồ uống này có chứa axit phosphoric - chất phụ gia thực phẩm có thể làm yếu đường ruột, giảm đi hấp thụ canxi tại ruột.
Do vậy, thay vì ăn đồ ngọt, bạn nên chọn các loại trái cây giàu chất chống oxy hóa; thay thế nước ngọt có gas bằng các loại nước rau củ, trái cây tươi tốt cho sức khỏe.
2. Cà phê
Cà phê là một thức uống không thể thiếu đối với dân văn phòng hoặc người lao động tay chân, để ngăn chặn cơn buồn ngủ và giúp tập trung tinh thần làm việc. Người ta có thể uống vài cốc cà phê mỗi ngày. Tuy nhiên, việc uống quá nhiều cà phê sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lượng canxi trong cơ thể.
Cà phê chứa rất nhiều các caffeine, việc hấp thụ quá nhiều caffein vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi ở mức độ nhất định, đồng thời nó cũng đẩy nhanh quá trình mất canxi.
Điều này là do caffeine có tính kích thích, không chỉ giữ cho trung khu thần kinh của con người luôn ở trong trạng thái hưng phấn mà còn thúc đẩy quá trình co mạch. Sau khi mạch máu co lại, lượng nước tiểu trong cơ thể sẽ tăng lên, canxi trong đó cũng tăng lên và bị đào thải ra bên ngoài.
3. Mỡ động vật
Các loại thực phẩm như: thịt mỡ, mỡ lợn, da động vật, đặc biệt là da lợn, gà hay vịt…mà chúng ta sử dụng hằng ngày đều có hàm lượng canxi thấp và chứa rất nhiều chất béo. Hơn nữa những loại mỡ này lại rất giàu các cholesterol, axit béo, nếu tiêu thụ trong một thời gian sẽ ảnh hưởng đến quá trình mất đi canxi và chúng còn là kẻ thù gây nên các bệnh về tim mạch và béo phì.
4. Muối và các loại thực phẩm chế biến sẵn
Đồ ăn chế biến sẵn và rau củ muối được xem là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người Việt Nam. Nhưng thực chất, các loại thực phẩm này lại chứa một hàm lượng muối cao sẽ khiến cho xương và răng của chúng ta ngày càng trở nên yếu đi. Nguyên nhân chính là khi tiêu thụ muối quá nhiều, thận phải hoạt động liên tục để tiết ra canxi từ đó mà dẫn đến thiếu hụt.
Thiếu đi canxi trong cơ thể, xương sẽ không còn chắc khỏe. Càng ăn mặn thì lượng canxi trong cơ thể càng mất đi nhanh chóng.
Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo rằng, một người trưởng thành trong chúng ta cần tiêu thụ 5g muối.ngày. Nhưng khi lượng muối tiêu thụ vào cơ thể hơn 9,4g/ngày, nghĩa là gấp đôi mức bình thường và đây là mức cảnh báo.
5. Thực phẩm chứa nhiều acid oxalic
Acid oxalic là acid hữu cơ có tính acid khá mạnh, gấp khoảng 10.000 lần acid acetic, ở điều kiện thường tồn tại dạng tinh thể, dễ tan trong nước tạo dung dịch không màu, có vị chua. Acid oxalic có mặt tự nhiên trong 1 số loại thực phẩm như sắn, rau chân vịt, rau muống đỏ, măng, súp lơ xanh, cải xoong, rau diếp, măng tây, khoai tây, cà tím…
Nếu hấp thụ quá nhiều chất này, sẽ dẫn tới phản ứng tương tự kết tủa hoặc tạo thành muối canxi dạng rắn. Muối canxi này rất khó hòa tan trong dạ dày và ruột, khiến bạn giảm năng suất hấp thụ canxi, gây ra thiếu canxi.
6. Các loại đậu
Mặc dù, việc ăn đậu rất tốt cho cơ thể, giúp hạn chế các bệnh về tim mạch. Nhưng đậu lại cản trở quá trình hấp thụ canxi. Do trong đậu rất giàu chất phylate-một chất gây cản trở hấp thụ canxi. Để giảm thiểu mức phylate, bạn nên ngâm đậu vài giờ trước khi chế biến.