nguyễn văn hoà
Cuộc hành trình tìm lại chính mình…
"Cuộc hành trình kỳ lạ" của nhà văn Nguyễn Trung Nguyên là tập sách gây được sự cảm tình với người đọc khi đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, từ những việc tưởng chừng đơn giản, từ những câu chuyện đời thường nhưng có hồn cốt và ấn tượng.
‘Giữ trên môi nụ cười’ - Tuyển tập 40 ca khúc mang đậm dấu ấn trữ tình
Giữ trên môi nụ cười, ca khúc đậm chất trữ tình được lấy làm nhan đề cho Tuyển tập, phổ nhạc từ chính thơ của tác giả Cung Minh Huân. Những giai điệu trữ tình, sâu lắng, ngọt ngào như dẫn dắt người đọc, người nghe về miền nhớ thương với bao cung bậc cảm xúc buồn vui về đời về người. Để rồi, chính mỗi cá nhân như nhận ra bóng dáng của chính mình, của những người thân yêu, bạn bè, quê hương, thời đại mình đã và đang sống...
Nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy - Người sống trọn đời với thi ca!
Đọc những gì Nguyễn Nguyên Bảy viết ta có thể khẳng định những trang thơ của ông chính là những trang đời. Dù ông viết về đề tài, chủ đề gì đi chăng nữa nó cũng thấm đẫm tinh thần nhân văn, nhân ái- “da diết nỗi đời, nỗi người, nỗi nhân tình thế thái”.
Cuộc đời ông đã đi và trải qua nhiều thăng trầm, tất cả không sao xóa được, được tạo dựng nên bằng những lớp kỷ niệm.
'Viết về con gái và hai cháu ngoại' - Nỗi đau của một người mẹ nói với con, với cháu
Con gái mất chồng, cháu phải mất cha, nhà thơ Ngọc Tình phải mất đi một đứa con rể quý. Nỗi đau ấy đối với một người mẹ trẻ và 2 con nhỏ thì đó là một sự thiếu hụt lớn không gì bù đắp được. Là người mẹ đã đi qua những năm tháng thăng trầm gian khổ, nên chị đã thấu hiểu nỗi đau của đứa con gái mình.
'Mai tôi đi' - Lời nhắn gửi da diết với người ở lại!
Linh cảm chẳng lành, BT Áo Tím viết bài thơ Mai tôi đi và đây cũng là bài thơ cuối cùng của cuộc đời chị. Đời thơ, đời người của BT Áo Tím tạm dừng tại đây. Cuộc vui - buồn nơi cõi thế đã gác lại. Chị đã về miền mây trắng rong chơi nơi cõi phiêu bồng, có thể nhiều hương hoa, mật ngọt; cũng có thể thăm thẳm nỗi buồn không chạm đáy nơi cõi hư vô!
‘Giao thừa nhớ mẹ’ - Tiếng lòng thổn thức của người con xa xứ
Kết thúc bài thơ 'Giao thừa nhớ mẹ' là câu thơ đầy ám ảnh. Xuân mà chi để bời bời lòng con. Câu thơ gợi ra nhiều những liên tưởng, ngẫm ngợi của một cái tôi triết lý, nghiệm sinh đầy nhân bản của Lê Sỹ Tùng. Cái hay của bài thơ có lẽ nằm trọn ở câu thơ cuối cùng này.
Chửa hoang và nỗi ám ánh về những phận người phiêu bạt
\Các nhân vật trong tập truyện Chửa hoang hầu như gặp phải những bất trắc, đôi lúc tưởng như bế tắc, đi vào ngõ cụt. Tuy vậy, bằng tình thương, niềm tin, sự thiện lương... đã thức tỉnh họ, giúp họ đứng dậy và sống tiếp quãng đời còn lại ở phía trước có ý nghĩa hơn.
Cháy hết mình, quầng sáng vẫn chưa xa - Bài thơ hay viết về nghề dạy học
Bài thơ Cháy hết mình, quầng sáng vẫn chưa xa của thầy Nguyễn Quang Cương như là lời nhắc nhớ và đánh thức lương tri, trách nhiệm, nghĩa vụ thiêng liêng của những người gắn bó cuộc đời mình với bảng đen, phấn trắng.
Nhà phê bình văn học Nguyễn Văn Hòa: Nhiều thách thức khi viết phê bình thời 4.0
Lặng lẽ đọc và viết, tiểu luận phê bình văn học của Nguyễn Văn Hòa đều đặn xuất hiện trên mặt báo cả nước. Anh hiện được đánh giá là một cây bút phê bình trẻ, uy tín trên văn đàn.
Người đàn bà sống hết mình vì một tình yêu lý tưởng
Khi niềm đau đã quá dày, khi mọi thứ đã trở thành thừa thải, nhân vật trữ tình xem nỗi buồn đó là liều thuốc, là gia vị sống của đời mình sau những bầm dập, ngả nghiêng của “mệnh số”.
‘Lục bát giọng trầm’ - Tiếng lòng hồn hậu của người chiến sĩ quân y
Lục bát giọng trầm thể hiện rõ nét vẻ đẹp tâm hồn của Đỗ Thu Yên – một nữ chiến sĩ thanh niên Trường Sơn đã khắc họa nên bức chân dung của thế hệ thanh niên thời chống Mỹ cứu nước. Sẵn sàng dâng hiến tuổi thanh xuân của mình vì độc lập, tự do cho dân tộc.
"Sau bóng tối" - Khúc tri âm trên những nẻo đường bụi đỏ
Sau bóng tối là cuộc hành trình nhìn lại, soi xét, chiêm nghiệm về đời, về người, về tình yêu và sự sống trong cõi nhân gian rộng lớn này. Ở đó thể hiện rõ một Sơn Nguyên đời thường và một Sơn Nguyên trong tư cách là nhà thơ, tuy hai mà một. Rất đáng trân trọng bởi trong cách nghĩ, tình cảm và ý thức của một người sống có trách nhiệm, hiểu sâu sắc về cuộc đời và trên hết là tấm lòng nhân ái và sự sẻ chia.
“Quyền năng ngôn ngữ từ trái tim”
“Quyền năng ngôn ngữ từ trái tim” là thành quả của sự lao động nghệ thuật nghiêm túc bằng cái tâm của một người yêu văn chương và cái tình đối với những người bạn văn nghệ mà Nguyên Bình trân quý.
Tiếng lòng nặng nợ với quê hương của người thầy giáo
Hồn quê của Đỗ Lợi đã gửi trọn vào đó “những điều muốn nói”, những điều mà trái tim anh mách bảo, những cảm xúc thôi thúc buộc phải nói bằng lời.
Bùi Cửu Trường – Người đàn bà làm thơ và chơi thơ lạ
“Hình như có một cõi nào đó mách bảo và rỉ vào tai, tôi chỉ có việc chép chép ghi ghi. Do vậy khi đọc lại, có những bài tôi không nghĩ là mình viết. Nhiều câu chữ lạ được ra đời trong những lúc “lên đồng” như thế”.
Thành thị và nông thôn - Những gam màu chân thực!
Ở tập truyện ngắn “Đoản khúc chiều phù dung” là cuộc sống con người nơi đô thị phồn hoa và cả ở vùng quê hẻo lánh với những phức tạp, đa chiều vốn có của nó. Ở đó là những mất mát, hoài nghi, lạc loài, hoang hoải, vỡ mộng; là nỗi dằn vặt đau đớn của kiếp người, là những nghịch lí trong cuộc sống...