Hạt bí
Kẽm là vi chất thiết yếu cần cho quá trình xây dựng cấu trúc tế bào của não và kích hoạt các khu vực tiếp nhận, xử lý thông tin trong não bộ. Theo nghiên cứu sơ bộ, hạt bí là thực phẩm giàu kẽm trong thành phần. Vì vậy mẹ bầu nên ăn hạt bí để tốt cho quá trình phát triển trí não của trẻ. Đa số các chất kẽm sẽ tập trung bên cạnh vỏ, nên các mẹ bầu cần lưu ý tách vỏ một cách nhẹ nhàng.
Ngoài ra, hạt bí còn khiến mẹ bầu giảm bớt căng thẳng trong giai đoạn mang thai. Tránh cảm giác tiêu cực gây nên các hiện tượng như stress.
Quả bơ
Quả bơ có thành phần giàu axit béo không bão hòa đơn, chất này chiếm khoảng 60% sự phát triển não bộ của thai nhi. Bên cạnh đó, quả bơ còn chứa axit oleic giúp hình thành và duy trì myelin giúp bảo vệ dây thần kinh trong hệ thống thần kinh trung ương.
Do đó, một ly sinh tố bơ hoặc trộn bơ vào các món salad, sẽ là một sự lựa chọn vô cùng lý tưởng nếu mẹ bầu muốn bé yêu thông minh đấy.
Cá hồi
Được mệnh danh là loại cá chứa nhiều omega 3 rất tốt cho tim mạch và tăng cường trí nhớ. Cá hồi là thực phẩm rất tốt đối với trí não và sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra trong cá chứa nhiều các chất dinh dưỡng như: vitamin B12, Kali, sắt, vitamin D…hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, chắc khỏe xương và chống khô mắt cho bà bầu. Đồng thời cá hồi ít có khả năng bị nhiễm thủy ngân so với các loài cá khác nên rất an toàn cho mẹ bầu và thai nhi.
Vì vậy các chuyên gia khuyến cáo, mẹ bầu nên bổ sung ít nhất 2 bữa ăn cá hồi/ngày, hoặc có thể thay thế cá hồi bằng cá trích, cá mòi... cũng có tác dụng tương tự.
Đậu lăng
Trong đậu lăng có nhiều các khoáng chất như: chất sắt, chất xơ, vitamin nhóm B và protein, rất thích hợp cho sự phát triển khả năng tập trung và nhạy bé của trẻ sơ sinh. Đối với mẹ bầu đang trong giai đoạn từ 5 đến 9 tháng, nên bổ sung đậu lăng trong mỗi bữa ăn. Vì theo nguyên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng, ăn đậu lăng mỗi ngày có thể bổ sung 6,6 mg sắt cho cơ thể. Sắt là chất rất quan trọng trong thai kỳ, ảnh hưởng đến việc hình thành, phát triển não và hệ thần kinh của bé.
Rau chân vịt
Rau chân vịt hay còn gọi là cải bó xôi chứa một hàm lượng acid folic có cơ chế giống như một chất chống oxy hóa, từ đó hạn chế nguy cơ tăng đường huyết và độ nhạy insullin. Nên chúng rất cần thiết để mẹ bầu có thể dễ dàng an thai. Bên cạnh đó, chất sắt có khả năng tăng cường trí não của thai nhi. Không chỉ thế, chất acid folic nói trên còn tạo nhiễm sắc thể, điều tiết quá trình trao đổi chất của tế bào và bảo vệ mô não của thai nhi trong quá trình phát triển.
Nhưng trong quá trình, chế biến món ăn mẹ bầu cần lưu ý tránh nấu thực phẩm quá chín sẽ dẫn đến mất chất dinh dưỡng.
Trứng
Trứng không chỉ là nguồn thực phẩm bổ sung hàm lượng protein và sắt cần thiết cho sự phát triển não bộ thai nhi. Mà trứng còn là nguồn thực phẩm giàu choline. Đây là thành phần quan trọng giúp phát triển bộ nhớ và duy trì khả năng học hỏi ghi nhớ của bé.
Tuy nhiên, mẹ bầu không nên dùng trứng quá nhiều trong các bữa ăn. Vì nếu cung cấp quá nhiều trứng cho cơ thể sẽ làm tăng cholesterol trong máu, dẫn đến xơ vữa động mạch. Các chuyên gia khuyến cáo, mẹ bầu nên bổ sung 450mg choline mỗi ngày, trong đó mỗi quả trứng chứa khoảng 113mg.
Khoai lang
Bạn có biết rằng beta carotene khi vào cơ thể sẽ được chuyển đổi thành vitamin A. Chất này rất cần thiết cho sự phát triển hệ thống thần kinh trung ương của bé. Bên cạnh đó, khoai lang còn có giá trị dinh dưỡng khá cao, đặc biệt có lợi cho phụ nữ mang thai. Bởi khoai lang là nguồn cung cấp tinh bột, chất xơ, các axit amin, vitamin C, B1 và nhiều khoáng chất khác.
Nhưng các mẹ bầu nên lưu ý rằng, không nên ăn khoai lang lúc bụng đang đói và trống rỗng. Vì trong khoai lang chứa một lượng đường lớn, sẽ làm tăng mức độ tiết dịch vị dạ dày, gây nóng ruột, ợ chua, đầy bụng, khó chịu.
Ngoài những thực phẩm nói trên, mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ các chất dưỡng để cơ thể và thai nhi phát triển một cách khỏe mạnh. Mẹ bầu nên tránh ăn các thức ăn có nhiều dầu mỡ, vì chúng sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và rối loạn chức năng của các cơ quan.