Bạn không nên ăn khoai lang trong 6 trường hợp sau

Hoàng Trường
Khoai lang được biết đến là món ăn dinh dưỡng và gần gũi đối với những bạn nữ đang trong giai đoạn giảm cân. Vì trong khoai lang chứa nhiều chất xơ nên hạn chế sự hấp thu chất béo. Mặc dù có tác dụng giảm cân hiệu quả và có thể phòng trừ bệnh, nhưng nếu như ăn khoai lang không đúng cách bạn sẽ dễ mắc những bệnh nguy hiểm.

Chất dinh dưỡng từ khoai lang

r-2021-09-11t113035001-1631334807.jfif
Khoai lang chứa nhiều chất xơ phù hợp cho việc giảm cân

Khoai lang là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời về chất xơ, vitamin và chất khoáng. Thành phần dinh dưỡng của khoai lang trong 100 gam phần ăn được bao gồm:

Năng lượng: 119 Kcal

Protein: 0.8 gam

Lipid: 0.2 gam

Glucid: 28.5 gam

Chất xơ: 1.3 gam

Vitamin: A, C, B...

Chất khoáng: Kali, Mangan, Đồng, Niacin,..

Ngoài ra, khoai lang có màu cam và tím rất giàu chất chống oxy hóa để bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do. Các gốc tự do là các phân tử không ổn định có thể làm phá hủy DNA và kích hoạt tình trạng viêm. Tổn thương gốc tự do có liên quan đến các bệnh mãn tính như ung thư, bệnh tim và lão hóa. Do đó, sử dụng các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa sẽ rất tốt cho sức khỏe.

Tuy khoai lang chứa nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nhưng bạn không nên ăn khoai lang trong những trường hợp sau:

ngoc-doc-khi-an-khoai-lang-sai-cach-1631334819.jpg
Bạn không nên ăn trong những trường hợp sau

1. Không nên ăn khoai lang vào buổi tối

Ăn khoai lang vào buổi tối sẽ khiến dễ đối mặt với việc trào ngược acid trong dạ dày, đặc biệt là những người già hoặc người có hệ tiêu hóa kém. Hơn hết khi ăn khoai lang vào ban đêm, quá trình trao đổi chất diễn ra rất thấp, từ đó khiến bạn khó có thể chìm vào giấc ngủ.

2. Không nên ăn khoai lang khi đói.

Như được biết khoai lang chứa rất nhiều đường. Ăn khoai khi đói sẽ tăng tiết dịch vị, dẫn bạn đến các tình trạng như nóng ruột và ợ chua. Nếu kéo dài, bạn sẽ gặp các tình trạng như buồn nôn, hôi miệng, chảy máu và đau nước răng, viêm dạ dày…

3. Không nên ăn vỏ khoai lang

oip-2021-09-11t113256463-1631334819.jfif
Bạn không nên ăn vỏ khoai lang

Vì trong vỏ khoai lang chứa rất nhiều kiềm. Và nếu lượng kiềm vượt mức cho phép có thể chuyển hóa – độ pH trong máu của bạn tăng lên trên mức bình thường gây ra các triệu chứng như: buồn nôn, run tay, co giật, ngứa ran… Hơn hết lượng kiềm quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

4. Không nên ăn khoai lang để quá lâu

Khi để quá lâu ngoài không khí, khoai lang sẽ dần mất đi lượng nước, lượng đường tăng cao. Dễ ảnh hưởng đén sức khỏe tim mạch, hệ tiêu hóa…

5. Tuyệt đối không ăn khoai lang khi có đốm đen.

benh-dom-den-dom-vong-hai-khoai-lang-wutx-1631334819.jpg
Đốm đen trên khoai lang là "kẻ thù" gây hại đến lá gan của bạn

Vì khi bạn phát hiện những đốm đen trên khoai lang, nghĩa là chúng đã bị sự xâm hại của những loại vi khuẩn. Vi khuẩn chính là “kẻ thù” gây hại đến lá gan của bạn.

6. Không ăn khoai lang thay cơm

Khoai lang chỉ là một loại thực phẩm bổ sung thêm sau mỗi bữa ăn. Bạn không nên dùng khoai lang để thay những bữa ăn chính. Vì sẽ dễ bị mắc các chứng như: đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng và nghiêm trọng hơn là tiêu chảy.

Hoàng Trường