Giai thuong quang cao sang tao viet nam 2023

11 bài thuốc y học cổ truyền chữa bệnh hữu nghiệm từ quả sung

Được biết đến là một loại quả gần gũi đối với người nông dân Việt Nam, sung ngoài là một trong những loại trái cây được bày biện trên mâm ngũ quả, chúng còn là một vị thuốc chữa bệnh.

Cây sung là thực vật thân gỗ có chiều cao trung bình từ khoảng 10-20m, đường kính khoảng 50-100cm, lớp vỏ ngoài có màu nâu sẫm. Lá của cây thường mọc đối xứng nhau, có hình ngọn giáo hoặc hình bầu dục, bên trên có lông tơ mịn.

Trái sung thường mọc thành từng cụm trên cành cây, có có màu xanh khi non và chuyển dần màu nâu khi chín. Trái có đường kính từ 1-2 cm và cuống lá dài cong 1cm. Trái sung có nhiều công dụng tốt đến sức khoẻ, vì thế mà nó được sử dụng để làm món ăn hoặc thuốc chữa bệnh. Người ta thường tìm thấy cây sung được trồng ở những vùng có độ ẩm cao và khí hậu nhiệt đới như: các nước Đông Nam Á, Australia, Nepal, New Guinea. Cây thường sống gần các bờ sông, thác nước, ao hồ tại các tỉnh thành Việt Nam…

12-tac-dung-cua-qua-sung-voi-suc-khoe-va-lam-dep-s-1590481205-355-width600height869-1637117632.jpg

Dinh dưỡng từ quả sung. Ảnh: T.L

Tác dụng từ quả sung

qua-sung-1-1637117609.jpg

Nguồn: Internet

Điều trị bệnh tiểu đường

Do trong quả sung có chứa hợp chất giúp làm tăng độ nhạy insulin ở người mắc bệnh tiểu đường. Từ đó giúp cho nồng độ axit béo và vitamin E trong cơ thể trở nên bình thường hóa, giảm lượng glucose sau mỗi bữa ăn.

Giúp nhuận tràng

Các chất xơ và chất probiotic giúp hệ đường ruột trở nên khỏe mạnh, tăng cường sản sinh các vi sinh có lợi cho hệ tiêu hóa. Từ đó tình trạng táo bón sẽ được giảm đi đáng kể. Đây là tác dụng của quả sung có lợi nhất đối với bà bầu, vì họ hay gặp tình trạng táo bón

Điều hòa huyết áp

Lượng kali dồi dào có trong sung sẽ giúp ổn định huyết áp, bảo vệ thành mạch máu và giảm đi nồng độ cholesterol xấu trong mạch máu ngăn ngừa oxy hóa.

Hỗ trợ xương khớp

Hàm lượng canxi trong loại quả này được đánh giá là khá cao trong các loại rau củ khác. Điều này sẽ giúp cho những người đang mắc bệnh xương khớp có thể cải thiện sức khỏe. Thêm qủa sung vào bữa ăn hằng ngày giúp cơ thể tránh được bệnh loãng xương.

Bảo vệ tim

Do chứa các chất có chất chống oxy hóa cao như omega 3, 6… tương tự các chất có trong cá hồi. Nên những chất này sẽ ngăn chặn nguy cơ mắc nhiều bệnh về động mạch ở vành tim.

Yếu sinh lý

Hợp chất amino axit có trong quả sung sẽ giúp kích thích sản sinh hormone nội tiết, từ đó khiến tăng cường ham muốn, cải thiện khả năng sinh lý ở nam giới. Bên cạnh đó, quả sung sẽ giúp lưu thông máu tốt hơn, giúp nam giới khi lâm trận có thể lâu dài, đạt độ khoái cảm mong muốn.

Những bài thuốc đến từ quả sung

bai-thuoc-1637117657.jfif

Sung là loại quả chữa được nhiều bệnh nguy hiểm trong cuộc sống. Ảnh: T.L

1. Chữa Viêm họng: (1) Sung tươi sấy khô, tán bột rồi lấy một chút thổi vào họng. (2) Sung tươi gọt vỏ, thái phiến, sắc kỹ lấy nước, cho thêm đường phèn rồi cô nhỏ lửa thành dạng cao, ngậm hàng ngày.

2. Ho khan không có đờm: Sung chín tươi 50 - 100g gọt bỏ vỏ, đem nấu với 50 - 100g gạo thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Có thể cho thêm ít nho khô hoặc đường phèn cho dễ ăn.

3. Hen phế quản: Sung tươi lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước cốt uống mỗi ngày 1 lần.

4. Viêm loét dạ dày tá tràng: Sung sao khô, tán bột, mỗi ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 6 - 9g với nước ấm.

5. Tỳ vị hư nhược, hay rối loạn tiêu hoá: Sung 30g, thái nhỏ, sao hơi cháy, mỗi ngày lấy 10g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, chế thêm một chút đường phèn, uống thay trà trong ngày.

6.  Táo bón: (1) Sung tươi 9g sắc uống hàng ngày. (2) Sung chín ăn mỗi ngày 3 - 5 quả. (3) Sung tươi 10 quả rửa sạch bổ đôi, ruột già lợn 1 đoạn làm sạch thái nhỏ, hai thứ đem hầm nhừ, chế thêm gia vị, ăn trong ngày.

7. Sa đì: Sung 2 quả, tiểu hồi hương 9g, sắc uống.

8. Sản phụ thiếu sữa: Sung tươi 120g, móng lợn 500g, hai thứ đem hầm thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần. Bài này có công dụng bổ khí huyết, hạ nhũ chấp (làm ra sữa) dùng rất tốt cho sản phụ sau đẻ suy nhược, khí huyết bất túc, sữa không có hoặc có rất ít.

9. Viêm khớp: (1) Sung tươi lượng vừa đủ đem hầm với thịt lợn nạc ăn. (2) Sung tươi 2 - 3 quả rửa sạch thái vụn rồi tráng với trứng gà ăn.

10. Mụn nhọt, lở loét: Sung chín sao khô, tán bột rồi rắc lên tổn thương. Để đạt hiệu quả cao, trước đó có thể ngâm rửa tổn thương bằng nước sắc quả hay lá sung tươi, sau đó lau khô rồi rắc bột thuốc và băng lại.

Ngoài ra, nhựa của thân cây hay quả sung xanh còn được dân gian dùng để chữa mụn nhọt và sưng vú. Cách dùng cụ thể: rửa sạch tổn thương, lau khô, dùng nhựa sung bôi trực tiếp vào nơi bị bệnh, sưng đỏ đến đâu thì bôi đến đó, bôi nhiều lần trong ngày. Để tránh bôi nhiều lần, có thể trộn nhựa sung với lá non, giã nát rồi đắp lên chỗ đau. Nếu mụn chưa có mủ thì đắp kín, nếu đã vỡ mủ rồi thì đắp để hở một chỗ bằng hạt ngô. Khi đã có mủ, muốn lấy ngòi ra thì giã thêm một củ hành với nhựa sung rồi đắp như trên, để hở miệng. Nếu sưng vú, đắp hở đầu vú.

11. Nhựa sung còn dùng để chữa đau đầu: phết nhựa lên giấy bản rồi dán hai bên thái dương. Có thể phối hợp với việc ăn lá sung non hoặc uống nhựa sung với liều 5ml hoà trong nước đun sôi để nguôi uống trước khi đi ngủ.