Vũ Trọng Phụng – ông vua phóng sự đất Bắc những năm của thế kỷ XX

Trải qua hàng thập kỷ, cái tên Vũ Trọng Phụng là tác gia được nhắc đến nhiều nhất trong thời kỳ đổi mới. Bởi từng dòng chữ của ông như thấm đượm cái thực trang lịch sử thời bấy giờ, chúng khiến cho người ta phải ngậm ngùi xót thương cho cuộc đời và thân phận của người dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến.

Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939) là một nhà báo nổi tiếng trong đầu những năm của thế kỷ 20. Do sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hà thành nên lời văn của ông chủ yếu châm biếm những thói hư tật xấu của xã hội đương thời, đang bị Âu hóa “lai căng”. Mặc dù thời gian cầm bút hết sức ngắn ngủi, nhưng ông đã để lại cho đời rất nhiều tác phẩm có giá trị văn học.

Theo thống kê của Hội Nhà văn, Vũ Trọng Phụng đã để lại một kho tác phẩm đáng kinh ngạc: hơn 30 truyện ngắn, 9 tập tiểu thuyết, 9 tập phóng sự, 7 vở kịch, cùng một bản dịch vở kịch từ tiếng Pháp, một số bài viết phê bình, tranh luận văn học và hàng trăm bài báo viết về các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa.

Tiêu biểu cho xã hội đang dần “thối rửa” ấy, có lẽ phải nói đến tác phẩm “Số Đỏ”. Vũ Trọng Phụng đã xây dựng hình tượng Xuân Tóc Đỏ để phê phán từng lớp thượng lưu của xã hội thời bấy giờ. Tuy chỉ là một kẻ đầu đường xó chợ, nhưng với ngòi bút châm biếm của chính mình, tác giả đã khiến cho Xuân Tóc Đỏ đã trở thành một me xừ, được chiễm chệ mời đi dự hội Khai Trí Tiến đức và cuối cùng được nhận huân chương Bắc Đẩu bội tinh. Sử dụng dụng lối hành văn hài hước, “Số Đỏ" đã lột trần được những “quái thai” thời đại trong buổi giao thời. Khi nhìn thấy người thân đang ở bên bờ vực của cái chết, nhưng chính những sự “thối nát” của xã hội cũ đã khiến những nhân vật như: Ông TYPN, bà Phó Đoan, cụ Hồng… lún sâu vào lợi ích của bản thân mà quên đi cái tình thương của những người “ruột rà” trong gia đình. Họ sẵn sàng nhìn thấy người thân của mình đi vào cõi chết, để được chia lấy một phần gia tài. Bằng chất văn phê phán, Vũ Trọng Phụng đã rất khéo léo khi nói lên những điều tồi tệ ấy bằng một giọng văn hóm hỉnh, hài hước.

072899d5df391c06fb2b275f2296c376-1633796868.jpg
Cho đến nay, tác phẩm Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng vẫn còn sức sống và thu hút sự quan tâm của người yêu văn chương. Ảnh: T.L

Có thể nói khi văn chương đã thoát li khỏi cái đẹp của những thứ hào nhoáng choáng ngợp, chúng sẽ mô tả một cách thật nhất về từng góc tối của cuộc sống đời thường. Một góc tối mà nơi đó không có hoa, có lá, có tiếng chim hót mà thay vào đó là những sự “thối nát”, “suy đồi” của thực tại. Nhà văn Văn Chinh nhận xét: “Một khi hình tượng của nhà văn trở thành chân lý nghệ thuật, thì sức sống của nó sẽ vang xa vào mọi ngóc ngách của đời sống, chẳng những giúp cắt nghĩa chuyện đã xa xưa, mà còn giúp phòng ngừa, động chạm tái phát cho cả mai sau.

Dường như, những tác phẩm được chính ngòi bút của ông thêu dệt lên đều nói lên tiếng lòng của người dân của xã hội cũ. Những tiếng lòng được họ cất giữ từ ngàn năm về trước, cho đến hôm nay mới được nhà văn Vũ Trọng Phụng cất lên thành lời. Bức tranh “Giông tố” như những nét vẽ nguệch ngoạc của nhà văn về chính xã hội mất nhân tính thời ấy. Cô gái Mịch được Vũ Trọng Phụng khai thác và nói lên những sự bất công của xã hội hiện tại. Một xã hội mà những tên quan lại và địa chủ là những người nắm quyền hành trong tay và dân đen chỉ là những người phục tùng theo mệnh lênh của họ. Để rồi khi khai thác những yếu tố tâm lý xung quanh nhận vật Mịch tác giả đã cho thấy được sự tủi hờn, oan ức của một cô gái đã phải cưới chính kẻ đã cưỡng hiếp mình. Những hủ tục xã hội cũ kỹ và cái nghèo khổ của thời điểm hiện tại đã đẩy cô vào bước đường cùng đến mức phải đồng ý vâng theo. Không chỉ tố cáo sự thối nát trong chế độ làng xã thôn quê, sự bóc lột người cùng đinh của bọn giàu có, quan lại, Vũ Trọng Phụng còn gợi lên hình ảnh con người của mọi thời dưới khía cạnh thực nhất: sự thay lòng đổi dạ trong một môi trường xã hội mà tiền bạc có thể chi phối tất cả…

r-2021-10-09t232717226-1633796867.jfif
"Giông Tố" cũng là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Vũ Trọng Phụng. Ảnh: T.L

Đọc những tác phẩm của ông làm cho con người ta như nổi lên một ngọn sóng ngầm nơi tấm lòng biển cả, một ngọn sóng mà nơi đó là sự đồng cảm xót thương cho những con người đang phải sống trong một xã hội tâm tối thực dân nửa phong kiến. Song với đó, tác phẩm của ông còn đưa người ta đến cảm giác “giận dữ” trước sự bất công của bọn cường hào ác bá và những hành động “thối ná” của xã hội đương thời. Có thể nói Vũ Trọng Phụng tuy không phải là những người có thể ra tay dành lại sự công bằng cho những người dân nghèo khó, nhưng chính lời văn của ông đã khiến những kẻ chạy theo sự văn minh của Âu hóa thời ấy phải “dột dạ”.

Lưu Trọng Lư từng nhận xét về con người Vũ Trọng Phụng: ”Trên trang viết Vũ Trọng Phụng sắc sảo bao nhiêu thì trong cuộc đời VTP càng chân thành bấy nhiêu. Con người ấy không giết quá một con muỗi. Nhưng thật kì diệu, văn chương của con người ấy làm cho kẻ trọc phú phải giật mình, kẻ trưởng giả phải cáu kỉnh.”

Và còn đó nhiều cái tên, tác phẩm "để đời" của một con người, một sự văn chương như nhà văn, nhà báo Vũ Trọng Phụng....