Giai thuong quang cao sang tao viet nam 2023

Nhà Văn Tô Hoài – Con người và số phận

Tô Hoài (1920-2014) là một nhà văn chiếm được nhiều cảm tình nhất trong trái tim của quý bạn đọc. Nhớ lại ngày còn bé, ai trong chúng ta cũng đều “mê mẫn” tập truyện “Dế Mèn Phiêu Lưu Ký” của nhà văn Tô Hoài, bởi cốt truyện hài hước và gần gũi với lứa tuổi học trò. Thì khi lớn lên những mẫu chuyện của ông lại thu hút lòng người bằng chính nét vẽ chân thật, đậm màu sắc dân tộc.

Có thể nói trong nền văn học hiện đại, Tô Hoài chính là ngòi bút thổi một luồng gió mới vào văn chương Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến và hội nhập. Những thướt văn của ông không cầu kỳ hay xa lạ mà thay vào đó là sự mô tả những nét văn hóa, những phong tục tập quán của dân tộc ta từ ngàn năm trước. Đọc văn Tô Hoài, người ta như đang tưởng mình như hòa vào một bức tranh đầy màu sắc. Mà ở nơi bức tranh ấy chứa đựng cả thiên nhiên, đất trời và cả lối sống sinh hoạt của con người qua từng thời đại.

Mặc dù đã chạm đến độ tuổi xế chiều, nhưng cây bút Tô Hoài vẫn miệt mài nghiên cứu và sáng tạo. Sự tìm tòi và nghiên cứu của ông đi đến từng ngỏ ngách của vùng núi cao Tây Bắc. Để rồi những câu văn dòng chữ của ông như đang tái hiện lại lối sống và con người nơi đây. Ông Phạm Xuân Nguyên - Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội khẳng định: "Tô Hoài là một nhà văn lớn của Văn học Việt Nam hiện đại, người có 95 năm tuổi đời nhưng đã dành hơn 70 năm đóng góp cho văn học. Ông là nhà văn chuyên nghiệp, bền bỉ sáng tác và có khối lượng tác phẩm đồ sộ. Ông cũng nổi tiếng từ rất sớm với tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký. Văn chương của ông hướng về những con người, số phận, cuộc đời lấm láp, đời thường. Ông ra đi vì tuổi trời nhưng văn chương của ông vẫn còn nguyên giá trị. Tôi tin rằng 'chú Dế Mèn' cùng mảng viết tự truyện của ông sẽ được tìm đọc mãi". Những đóng góp của nhà văn đã góp phần mang đến cho bạn độc thêm nhiều những cái nhìn mới mẻ về những khoảng khắc đời thường.

36583111806-fcbc58251d-o-1632980120.jpg

Khách Nợ - Tô Hoài. Nguồn: Internet

Bằng những nét vẽ tài ba của chính mình, Tô Hoài đã tái hiện nên một “Khắc Nợ” mô tả chân thật cuộc sống của những con người đang sống trong cảnh khốn khổn ở làng quê ngoại thành Hà Nội, trước Cách mạng Tháng Tám. Với cách kể chuyện bình dị, nhẹ nhàng, không màu mè, hoa mỹ, từng câu chuyện, từng số phận cứ từ từ xuất hiện, họ sống, chết, đói khổ, đau thương… chân thật đến ngỡ ngàng nhưng cũng xót xa đến ngỡ ngàng. Trong tập truyện không thể không kể đến những trang viết độc đáo, đầy hấp dẫn về loài vật như Đôi ri đá, Chú gà trống ri, Mụ ngan… Những câu chuyện tưởng chừng vô thưởng vô phạt, nhưng góp phần không nhỏ phơi bày những hiện trạng xã hội thời bấy giờ.

r-2021-09-30t123019134-1632979864.jfif

Chiếc Áo Xường Xám Màu Hoa Đào - Tô Hoài. Nguồn: Internet

Không dừng lại ở đó ngòi bút Tô Hoài như những chứng nhân của thời gian và lịch sử. "Chiếc Áo Xường Xám Màu Hoa Đào” của ông đã thể hiện một cách mộc mạc đời sống cơ cực, lay lắt, mù mịt, bị đàn áp nặng nề của các dân tộc miền núi Tây Bắc trước 1945. Tập truyện là quá trình vùng lên thoát khỏi xiềng xích đến với chân trời mới của những số phận bé mọn khao khát tự do. Với lối kể chuyện tự nhiên, giọng văn khi dửng dưng, khi đanh thép, lúc bùi ngùi, lúc lại đầy kịch tính, con người vùng cao với bao đau thương, bất hạnh đã được khắc họa rõ nét với những A Phủ, Hùng Vương, Mỵ, bà Ảng… Đặc biệt, đây là lần đầu tiên nỗi đau thương, cuộc sống bất công của người phụ nữ miền núi Tây Bắc được đề cập đến với cái nhìn đầy cảm thông và chia sẻ.

chuyen-de-quen-1632979864.jpg

Chuyện để quên - Tô Hoài . Nguồn: Internet

Dường như nhà văn luôn cảm thương cho số phận của những con người nơi vùng núi cao Tây Bắc. Nên những tập truyện của ông đều nói lên sự đồng cảm sâu sắc về những hủ tục hà khắc, phong kiến của thời đại này. Và có lẽ dưới sự cảm thông đầy trắc ẩn, Tô Hoài đã dùng ngòi bút nhân tạo của mình tô thêm nét sáng cho những mảnh đời bất hạnh tại nơi đây. “Chuyện Để Quên” là tuyển tập những truyện ngắn viết sau năm 1945. Cũng là khung cảnh làng quê nghèo miền Tây Bắc ấy, nhưng với một tâm thức hoàn toàn khác, lòng người có cách mạng dẫn lối dường như bừng tỉnh sau ngàn năm say giấc, tươi sáng hơn, rạng ngời hơn. Những câu chuyện gắn liền với một thời kỳ tranh đấu hào hùng của dân tộc, những câu chuyện của hi sinh, mất mát, của chiến tranh ác liệt… của những năm tháng không thể nào quên.