Giai thuong quang cao sang tao viet nam 2023

Thận không còn hoạt động sẽ ảnh hưởng đến quá trình lọc máu của cơ thể!

Suy thận (thuật ngữ hiện nay thường dùng là tổn thương thận) cấp hoặc mạn là tình trạng thận bị suy giảm chức năng. Thận không còn hoạt động tốt sẽ ảnh hưởng đến quá trình lọc máu của cơ thể. Ngoài ra còn làm suy giảm khả năng kiểm soát huyết áp, sản xuất hồng cầu và chuyển hóa vitamin D. Nếu không điều trị, bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Nguyên nhân dẫn đến suy thận

huyet-ap-thap-3-1634714949.jpg
Cao huyết áp là nguyên nhân dẫn đến suy thận. Ảnh: T.L

Cao huyết áp: Những bệnh nhân cao huyết áp thường đối mặt với bệnh suy thận. Bởi cao huyết áp sẽ gây áp lực đến các tế bào máu nhỏ trong thận, Theo thời gian thận sẽ dần suy yếu và giảm chức năng.

Cholesterol cao: Khi lượng máu tích tụ quá nhiều trong máu sẽ dẫn đến việc máu không thể di chuyển đến thận, từ đó gây cản trở sự hoạt động của thận.

Đái tháo đường: Các bộ lọc nhỏ trong thận sẽ bị quá tải nếu có quá nhiều đường trong máu.

Nhiễm trùng thận: Việc nhiễm trùng đường tiết niệu, ngoài dẫn đến việc khó chịu khi tiểu tiện mà còn làm suy giảm chức năng và gây suy thận.

Tắc nghẽn dòng chảy của nước tiểu: Sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt khiến nước tiểu ứ đọng lại trong thận, tăng nguy cơ tổn thương và suy thận.

Bệnh thận đa nang: Bệnh di truyền với tình trạng là các u nang phát triển trong thận làm cản trở hoạt động của thận.

Tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng một số loại thuốc trong thời gian dài có thể làm độc thận, suy thận như: thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), ma túy, nhiễm độc chì,…

Những dấu hiệu suy thận

2117-than-1634714949.jpg
Nếu cảm thấy đau lưng trong thời gian dài, bạn cần đến bệnh viên gần nhất để hỏi qua ý kiến bác sĩ. Ảnh: T.L

Thay đổi màu sắc nước tiểu

Có máu trong nước tiểu. Thận khỏe mạnh lọc chất thải từ máu vào nước tiểu, nếu bộ lọc bị hỏng, tế bào máu có thể xuất hiện trong nước tiểu. Khi cảm thấy máu trong nước tiểu nghĩa là bạn ở giai đoạn bắt đầu của suy thận

Nước tiểu có bọt. Bong bóng trong nước tiểu, đặc biệt là loại bong bóng bạn phải xả nước nhiều lần mới hết, là do protein xuất hiện trong nước tiểu.

Ngáy to liện tục

Người mắc bệnh thận mạn tính thường bị ngưng thở khi ngủ. Đây là một rối loạn nguy hiểm. Mỗi lần tạm ngưng thở có thể kéo dài từ vài giây đến một phút. Sau mỗi lần tạm dừng, hơi thở bình thường trở lại với một tiếng khịt mũi lớn.

Ngoài ra, liên tục ngáy to và nhiều cũng là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề.

Huyết áp không ổn định

Hệ thống tuần hoàn và thận trong cơ thể phụ thuộc nhau. Thận chứa nephron nhỏ lọc chất thải và chất lỏng bổ sung từ máu. Nếu các mạch máu bị tổn thương, các nephron lọc máu không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng. Đó là lý do tình trạng huyết áp cao thường gây suy thận.

Vì vì, bạn nên thường xuyên kiểm tra huyết áp để phát hiện những bệnh nguy hiểm. Ngoài ra, nên bổ sung nhiều các thức ăn chứa axit folic để điều hòa huyết áp.

Đau lưng

Suy thận có thể dẫn đến đau lưng. Vị trí đau thường sâu và nằm ngay dưới lồng xương sườn hoặc lan sang vùng háng, hông.

Đau lưng do suy thận kèm với cảm giác ốm yếu, nôn mửa, nhiệt độ cơ thể cao và đi tiểu thường xuyên. Nếu bạn đau lưng liên tục và thuốc giảm đau là không hiệu quả, nên đi khám để chẩn đoán chính xác tình trạng của mình.

Sưng mắt cá chân

Khi thận bị suy giảm chức năng sẽ dẫn đến tình trạng giữ natri trong cơ thể từ đó gây sưng mắt cá chân hoặc bàn tay. Nguy hiểm hơn là tình trạng về giãn tĩnh mạch ở chân, khiến việc đi lại trở nên khó khăn.  

Trường hợp này phải được bác sĩ thăm khám, uống thuốc, giảm muối để ngừng sưng.

Hôi miệng

Hôi miệng là một dấu hiệu khác của việc có quá nhiều độc tố và ô nhiễm trong máu. Khi chất thải tích tụ trong máu sẽ thay đổi mùi vị thức ăn và để lại mùi vị kim loại trong miệng của bạn. Bạn có thể ngừng muốn ăn thịt và mất cảm giác ngon miệng nói chung, dẫn đến giảm cân không lành mạnh.

Đau đầu

Thận khỏe mạnh giúp chuyển đổi vitamin D trong cơ thể để xương chắc khỏe và sản xuất hormone Erythropoietin (EPO). Hormone này đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào hồng cầu. Khi thận không hoạt động đúng sẽ tạo ra ít EPO. Sự suy giảm của các tế bào hồng cầu dẫn đến cảm giác mệt mỏi cơ bắp và não của bạn. Thông thường khi mắc bệnh suy thận, bạn thường cảm thấy đau đầu, vì máu không thể cung cấp cho não, dẫn đến giảm sự tập trung trong công việc và triệu chứng đau đầu thường xuyên.