Bài viết mới nhất từ Nguyễn Văn Hòa
Cuộc hành trình tìm lại chính mình…
"Cuộc hành trình kỳ lạ" của nhà văn Nguyễn Trung Nguyên là tập sách gây được sự cảm tình với người đọc khi đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, từ những việc tưởng chừng đơn giản, từ những câu chuyện đời thường nhưng có hồn cốt và ấn tượng.
‘Giữ trên môi nụ cười’ - Tuyển tập 40 ca khúc mang đậm dấu ấn trữ tình
Giữ trên môi nụ cười, ca khúc đậm chất trữ tình được lấy làm nhan đề cho Tuyển tập, phổ nhạc từ chính thơ của tác giả Cung Minh Huân. Những giai điệu trữ tình, sâu lắng, ngọt ngào như dẫn dắt người đọc, người nghe về miền nhớ thương với bao cung bậc cảm xúc buồn vui về đời về người. Để rồi, chính mỗi cá nhân như nhận ra bóng dáng của chính mình, của những người thân yêu, bạn bè, quê hương, thời đại mình đã và đang sống...
‘Giao thừa nhớ mẹ’ - Tiếng lòng thổn thức của người con xa xứ
Kết thúc bài thơ 'Giao thừa nhớ mẹ' là câu thơ đầy ám ảnh. Xuân mà chi để bời bời lòng con. Câu thơ gợi ra nhiều những liên tưởng, ngẫm ngợi của một cái tôi triết lý, nghiệm sinh đầy nhân bản của Lê Sỹ Tùng. Cái hay của bài thơ có lẽ nằm trọn ở câu thơ cuối cùng này.
‘Ngọn gió lá diều’ – Bài thơ hay viết về nghề dạy học
Mọi thứ dường như trở thành gánh nặng đối với cô giáo dạy học mầm non. Áp lực công việc giữa công và tư, thời gian dành cho gia đình và thời gian đứng lớp, tình cảm dành cho các em học trò và tình cảm với gia đình... Đáng lưu tâm hơn nữa là gánh nặng cơm áo.
Đâu là giá trị của hạnh phúc!?
31 bài viết trong tập sách Đâu là giá trị của hạnh phúc chính là những khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc đời của từng số phận, cá nhân con người.
"Có mẹ trong nhà" - Tiếng lòng thành thật nhất của nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến khi viết về mẹ!
Có mẹ trong nhà, Đoàn Thị Lam Luyến viết khi chính chị cũng đã trải qua bao nhiêu sóng gió của bể đời trầm luân nên chị càng thương quý và thấu được đến tận cùng sự hy sinh, tảo tần, chăm chút của mẹ. Nhà thơ viết bài thơ này để bày tỏ tấm chân tình của mình với mẹ. Ở đó vừa là lời tri ân, nhưng đâu đó thấp thoáng như lời tạ lỗi chân thành nhất đối với mẹ.
Chửa hoang và nỗi ám ánh về những phận người phiêu bạt
\Các nhân vật trong tập truyện Chửa hoang hầu như gặp phải những bất trắc, đôi lúc tưởng như bế tắc, đi vào ngõ cụt. Tuy vậy, bằng tình thương, niềm tin, sự thiện lương... đã thức tỉnh họ, giúp họ đứng dậy và sống tiếp quãng đời còn lại ở phía trước có ý nghĩa hơn.
Cháy hết mình, quầng sáng vẫn chưa xa - Bài thơ hay viết về nghề dạy học
Bài thơ Cháy hết mình, quầng sáng vẫn chưa xa của thầy Nguyễn Quang Cương như là lời nhắc nhớ và đánh thức lương tri, trách nhiệm, nghĩa vụ thiêng liêng của những người gắn bó cuộc đời mình với bảng đen, phấn trắng.
Tình yêu cà phê Việt và bí quyết trở thành chuyên gia cà phê
Sau thành công của tập sách "Cà phê Việt thế kỷ XXI – Văn hóa và Kỹ thuật", Trương Phú Thiện tiếp tục trình làng cuốn "Tình yêu cà phê Việt – Bí quyết trở thành chuyên gia cà phê".
Người đàn bà sống hết mình vì một tình yêu lý tưởng
Khi niềm đau đã quá dày, khi mọi thứ đã trở thành thừa thải, nhân vật trữ tình xem nỗi buồn đó là liều thuốc, là gia vị sống của đời mình sau những bầm dập, ngả nghiêng của “mệnh số”.
Trúc Linh Lan – Những hồn hậu từ sông nước Cửu Long
Thơ Trúc Linh Lan ẩn chứa nhiều nỗi niềm sâu kín, luôn suy tư trăn trở với nỗi buồn, với những gì còn dang dở. Trò chuyện với chị, lúc nào chị cũng nở nụ cười hiền lành nhưng ẩn đằng sau nụ cười và khuôn mặt phúc hậu ấy là nỗi buồn sâu thẳm. Nỗi buồn của một “người đàn bà ngồi nhặt ký ức”, người đàn bà “đau đáu đi tìm nửa vầng trăng đã mất”.
Từ bài thơ "Trò chuyện với Thúy Kiều" - Nghĩ về một hiện tượng thơ
Với "Trò chuyện với Thúy Kiều", cho thấy Lý Phương Liên là một người phụ nữ có cá tính, một người dám sống, dám nói hết những gì khổ đau đang diễn ra với chính bản thân mình, với những người xung quanh và với những gì đang hiện hữu, đang tiếp diễn ở cuộc đời này. Mà đã dám nói như thế có nghĩa là chị có đủ can đảm và nghị lực để vượt qua.
Nỗi niềm khắc khoải trong thơ Phạm Thu Yến
Thơ Phạm Thu Yến chan chứa những nỗi niềm trắc ẩn về mình, về người, về đời và nhân tình thế thái. Tiếng thơ ấy dễ làm lay động hồn người, bởi độc giả có sự đồng cảm sâu sắc với những điều mà Phạm Thu Yến gửi gắm vào thơ. Với Phạm Thu Yến, mỗi câu chữ đều mang một nỗi niềm khắc khoải, khắc khoải một bóng hình thiếu nữ, khắc khoải một mùa ký ức, khắc khoải một mùa yêu...
Đặng Nguyệt Anh với những vần thơ da diết nỗi đời
Dù viết về điều gì thơ Đặng Nguyệt Anh vẫn mang nét dịu dàng, nữ tính: da diết nỗi đời, nỗi người, nỗi nhân tình thế thái. Thơ chị là tiếng lòng thành thật giúp cho bạn đọc soi mình qua những triết lý thấm đẫm tinh thần nhân văn, nhân ái.
Người đàn bà thơ cô đơn và đầy kiêu hãnh
Thơ Vũ Thanh Hoa thể hiện rõ nét đó là một giọng thơ nhân ái, giàu nữ tính. Nét nữ tính trong thơ chị cũng tạo ra được chất giọng riêng khó lẫn với những thi sĩ khác trong nền thơ ca đương đại. Bên cạnh nét dịu dàng, đằm thắm, bao dung; người đọc còn nhận ra sự mãnh mẽ, bạo liệt rất khác của Vũ Thanh Hoa – Người đàn bà thơ cô đơn và đầy kiêu hãnh.
Thơ Võ Miên Trường và những nỗi buồn "riêng mang"
Chị tìm đến thơ, coi thơ như sự cứu cánh, nhờ thơ nói hộ cho chị bao điều. Bởi chỉ ở thơ, Võ Miên Trường mới giãi bày hết mọi ngõ ngách sâu kín của tâm hồn mình một cách rốt ráo nhất và chị có thể cảm thấy nhẹ lòng hơn để mà sống mà yêu cho trọn kiếp người.
‘Gửi hoa quỳnh’ – Gửi trọn bao niềm thương nhớ đầy vơi
Thơ Tạ Hùng Việt chủ yếu là giọng trầm, hướng về nội tâm với bao suy tư, dằn vặt, trăn trở về đời, về người, về mình. Thơ anh buồn, nỗi buồn lặng lẽ đến từ nhiều khía cạnh của cuộc sống. Tuy vậy, không hề có sự gào thét, lên gân hay van vỉ, khóc than mà rất điềm tĩnh, hiền lành, trong trẻo, ý vị.
‘Lục bát giọng trầm’ - Tiếng lòng hồn hậu của người chiến sĩ quân y
Lục bát giọng trầm thể hiện rõ nét vẻ đẹp tâm hồn của Đỗ Thu Yên – một nữ chiến sĩ thanh niên Trường Sơn đã khắc họa nên bức chân dung của thế hệ thanh niên thời chống Mỹ cứu nước. Sẵn sàng dâng hiến tuổi thanh xuân của mình vì độc lập, tự do cho dân tộc.
Châu Ly - Thơ được viết ra bằng chính những trải nghiệm của trái tim người đàn bà đa cảm
Đọc thơ Châu Ly, người đọc sẽ nhận ra tiếng thơ của một người đàn bà sống và yêu đến tận cùng bằng trái tim nhân ái, bao dung. Chị luôn trăn trở, thao thức suy tư về người, về đời của một người đàn bà từng trải. Do vậy, thơ chị dễ gây sự đồng cảm với bạn đọc và nhất là bạn đọc đứng tuổi.