Có lẽ có không ít người quan tâm tới tập thể dục thường xuyên, bổ sung chất, dùng thuốc Đông y hay chú ý tới các bữa ăn. Tôi không hề có ý phủ nhận những nỗ lực của họ, nhưng tôi khuyên họ nên kiểm tra tình trạng sức khỏe một lần để kiểm tra xem phương pháp mình vẫn làm từ trước đến nay có thực sự hiệu quả hay không.
Tại sao tôi lại nói như vậy? Bởi nhiều phương pháp vốn vẫn được tin tưởng là tốt cho sức khỏe lại chứa rất nhiều yếu tố gây hại đến cơ thể. Đặc biệt trong các phương pháp liên quan đến ăn uống, có không ít phương pháp có hại cho sức khỏe của bạn.
Ví dụ, bạn có tin và thực hiện theo các phương pháp dưới đây không?
. Ăn sữa chua mỗi ngày để cải thiện tiêu hóa
. Uống sữa bò mỗi ngày để phòng tránh tinh trạng thiếu canxi
. Ăn hoa quả dễ béo nên hạn chế ăn, thay vào đó bổ sung vitamin bằng các thuốc bổ trợ
. Hạn chế ăn tinh bột như cơm, bánh mì để tránh thừa cân
. Thích các món có hàm lượng protein cao nhưng ít calo
. Uống trà nhật giàu catechin ( Catechin : Chất chống oxy hóa )
. Đun sôi nước trước khi uống để loại bỏ clo tồn dư trong nước máy
Các phương pháp trên đều là các phương pháp phổ biến, được cho là “tốt cho sức khỏe” . Tuy nhiên, nếu đứng ở góc độ một bác sĩ nội soi dạ dày như tôi mà nói thì đây đều là những “phương pháp sai lầm”, gây ảnh hưởng xấu đến vị tướng và tràng tướng.
Thực tế tôi chưa gặp ai có đường ruột tốt nhờ ăn sữa chua mỗi ngày cả. Hơn một nửa người Mỹ uống sữa bò mỗi ngày, nhưng nhiều người vẫn đang phiền muộn vì bệnh loãng xương. Nhữn g người Nhật uống trà có hàm lượng catechin cao mỗi ngày đều có dạ dày rất xấu. Những người có công việc phải uống trà mỗi ngày, ví dụ như các bậc thầy về trà, thường xuất hiện tình trạng viêm teo dạ dày, bệnh trạng tiền ung thư dạ dày .
Trong số những người có dạ dày, đường ruột xấu, không ai có sức khỏe tốt.
Vậy tại sao những thứ làm hỏng dạ dày, đường ruột này lại luôn được giới thiệu là tốt cho sức khỏe? Có lẽ vì họ chỉ nhìn thấy một thành phần hiệu quả trong các loại thực phẩm này .
Tôi sẽ lấy ví dụ về trà xanh.
Hiển nhiên, catechin có nhiều trong trà xanh có tác dụng diệt khuẩn và chống oxy hóa. Vì thế mới có nhiều người tin rằng nếu uống thật nhiều trà xanh Nhật Bản thì có thể sống thọ hoặc phòng chống ung thư. Thuy nhiên, tôi lại có rất nhiều nghi vấn với “catechin thần thánh” này. Bởi như phía trên tôi đã đề cập đến, các kết quả lâm sàng cho thấy “người có thói quen uống nhiêu trà thường có dạ dày xấu”.
Catechin trong trà xanh là một loại polyphenol có tác dụng ngăn cản quá trình oxy hóa là điều hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, khi một lượng catechin kết hợp lại với nhau sẽ tạo thành một chất khác gọi là “tannin”. Tannin là thành phần “chát” có trong thực vật, trước đây ở Nhật chất này được gọi là “vị chát”. “Vị chát” trong quả hồng cũng chính là chất tannin này. Tannin có đặc tính dễ oxy hóa, khi gặp nhiệt độ cao hay tiếp xúc với không khí, dễ dàng chuyển hóa thành “ axit tannic”. Các axit tannic này sẽ làm đông cứng các protein. Học thuyết của tôi sẽ cho thấy chính các axit tannic có trong trà xanh gây ra các ảnh hưởng xấu đến niêm mạc dạ dày và khiến dạ dày ngày càng kém.
Thực tế, khi nội soi dạ dày cùa những người uống nhiều trà có chứa chất axit tannic (trà xanh Nhật Bản, trà Trung Quốc, hồng trà, cà phê, trà Dokudami, trà Tochu …), kết quả cho thấy niêm mạc dạ dày của nhiều người đang bị mỏng đi và xuất hiện tình trạng teo dạ dày. Tình trạng teo dạ dày mãn tính hay bệnh viêm teo dạ dày rất dễ chuyển thành ung thư dạ dày.
Để chứng minh cho giả thuyết này, vào tháng 9/2013, tại hội thảo ung thư Nhật Bản, Giáo sư Kawanishi Tadashi Yu đến từ Đại học Mie (khoa y) đã cùng các cộng sự của mình công bố bản báo cáo cho thấy catechin gây tổn thương đến DNA.
Những nguy cơ mà trà mang lại không chỉ dừng ở đó. Bởi phần lớn các loại trà bày bán trên thị trương đều sử dụng các loại thuốc nông nghiệp trong quá trình trồng trọt. Và khi nghĩ về các tác hại của tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, của axit tannic hay của cafein, tôi khuyên các bạn không nên uống trà thay nước. Với những ai thích uống trà hãy uống lại trà không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, uống sau khi ăn để tránh tổn thương tới niêm mạc dạ dày. Và mỗi ngày chỉ nên uống từ hai đến ba cốc trà mà thôi.
Ngày càng có nhiều người tin vào các thông tin sai lầm tương tự như trên, và theo tôi nguyên nhân là do y học hiện đại không xem xét tổng thể cơ thể con người. Cơ thể con người có sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận. Chỉ một bộ phận hoạt động tốt không có nghĩa là cả cơ thể đều tốt. Người ta hay thường nói “thấy cây mà không thấy rừng”, bạn không thể chỉ nhìn vào một thành phần của đồ ăn mà quyết định món đó có tốt hay không với cơ thể của bạn.