Giai thuong quang cao sang tao viet nam 2023

Những nút thắt hiện thực xung quanh “Nghề nghiệp của bố”

Với sự nghiệp văn chương xuất chúng tại Pháp, Sorj Chalandon là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng với những quyển tiểu thuyết nổi tiếng, chạm đến trái tim bạn đọc. Nếu ở tác phẩm Retour à Killybegs, ông đã đẩy người đọc vào cuộc chiến đầy máu lửa tại vùng đất Ai Len, dưới góc độ của kẻ “phản bội tổ quốc”. Thì lần này “Nghề nghiệp của bố” tác giả lại vô tình đưa người đọc đến những nút thắt không hồi kết.

Khác xa với những tác phẩm thuở trước, “Nghề nghiệp của bố” mang một nét dịu dàng sâu lắng nhưng đằng sau sự nhẹ nhàng ấy là những nổi niềm chẳng thể giải bày. Đây cũng là tác phẩm mang đậm nét văn học lãng mạn Pháp và được chuyển thế thành bộ phim cùng tên, công chiếu năm 2020.

Câu chuyện kể về một cậu bé có tên là Émile được sinh ra trong một gia đình bình dân tại Pháp. Nhưng không may mắn như những đứa trẻ khác, cậu luôn sống trong những cô lập với các mối quan hệ với bố và những người thân trong gia đình.

Cha của cậu là một người rất nghiêm nghị và nghiêm khắc cực độ. Dường như ông là một người có lai lịch không rõ ràng. Vì theo lời kể của tác giả, ông vừa là một mục sư vừa là một người lính nhảy dù, ca sĩ mật vụ, thủ môn, nhân viên bưu tá… Bấy nhiêu đó thôi, cũng khiến người ta cảm nhận được nét bí ẩn xung quanh cuộc đời của người đàn ông này. Có thể nói với ngòi bút thẳng thắng và chính trực, Sorj Chalandon đã khắc họa nên một người cha ngạo mạn và có lòng kiêu hãnh thượng tôn Pháp quốc. Ông như một quả boom nổ chậm có thể được châm ngòi bất cứ lúc nào. Vì với vẻ ngoài nóng tính ấy, nên cậu bé Émile đối với cha mình như hai thái cực khác nhau, chẳng bao giờ hòa hợp.

Đọc qua câu chuyện, người ta tưởng như tác giả đang bị một hội chứng đa nhân cách vậy. Bởi đôi lúc thì ông lại muốn vẽ nên một người cha tốt, luôn muốn tụ họp gia đình trong những buổi cơm chiều đầy yêu thương. Nhưng có lúc thì chính người cha dịu dàng ấy lại căm phẫn dùng những lời nói tục tĩu, bạo hành đối với chính người vợ và đứa con của chính mình.  

nghe-nghiep-cua-bo-2-1634279871.jfif

Bìa cuốn sách nổi tiếng "Nghề nghiệp của bố". Ảnh: T.L

Nhưng trái ngược với những điều thô lỗ từ người cha của Émile, mẹ cậu lại là một người phụ nữ cam chịu và sẵn sàng đón nhận những lời nói như dao găm vào trong chính con tim bà. Có thể thấy đức tính của người đàn bà ấy tựa như bản tính truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Luôn chịu thương, chịu khó, chịu sự tàn bạo từ chính người chồng của mình, nhưng họ vẫn lẵng lặng làm ngơ vì bọn trẻ, vì hạnh phúc gia đình.

Về phía cậu bé Émile luôn chịu những trận đòn cay đắng từ người cha. Hằng ngày, những vết lằn do dây nịt cứ thế mà dằn xé thể xác của một đứa trẻ yếu ớt. Nhưng với tâm hồn là một trang giấy trắng, cậu luôn nhẫn nhịn trước những trận đòn roi của cha. Mẹ cũng Émile cũng không thể nào cản trở được những cuộc bạo hành ấy, vì chính bà cũng là một nạn nhân. Để rồi sau mỗi trận đánh, bà chỉ biết vuốt ve và yêu chiều đứa con của chính mình. Không những thế, bà con lấy tấm lòng yêu thương chồng mà khuyên nhủ con trẻ “Rằng bố con là thế đấy” hay “Con biết thế mà phải không”. Đọc đến đây, làm cho người ta nhớ đến câu chuyện “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Bởi khi đứng trước những trận đòn roi của người chồng hung bạo, nhưng người vợ vẫn một lòng sắc son chung thủy, cho dù quan lớn có đòi bắt chồng bà vào tù, người vợ vẫn sẵn lòng chịu thay. Từ đó, ta thấy được một nghịch lý rằng: Cho dù người chồng, có tàn bạo đến đâu đi chăng nữa, thì người phụ nữ cũng sẽ luôn đứng về phía anh ta. Vì hơn bao giờ hết, giữa cuộc đời tấp nập và nhiều những nổi lo như thế, người phụ nữ nào cũng mong muốn có được một mái chèo vững chắc, gánh vác lo toan ngoài biển khơi.

Một thời gian sau, Émile cũng trưởng thành và lấy vợ và có một đứa con trai tên là Clément. Nhưng trong chính tiềm thức về những điều cay đắng mà bản thân đã trải qua, cậu không cho phép đứa con của mình phải gánh chịu những điều ấy. Đó cũng chính là lý do cậu chưa bao giờ cho Clément bước về ngôi nhà ẩm thấp, chua ái có những vết tích từ chính những lần bạo hành của cha.

Rồi đến cuối cùng, cha của Émile cũng qua đời trong căn nhà ấy. Người ta bảo sự ra đi của ông ta như sự giải thoát cho người đàn bà khốn khổ kia cùng đứa con trai tội nghiệp. Nhưng có lẽ, một mặt nào đấy họ luôn yêu quý người chồng, người cha của mình. Nhưng có điều cái bóng ma ngông cuồng vào bạo lực ấy khiến cho Émile và mẹ của mình, cảm thấy kinh sợ từ khi ông ta còn sống cho đến lúc mất đi.

“Mẹ tôi người thoát nạn chẳng chút nào giận dữ, không chua xót, cũng chẳng thù hằn. Bà bình thản xóa đi người chồng của mình”