Khẩu trang phổ biến thị trường hiện nay? Khẩu trang nào có khả năng kháng khuẩn tốt nhất!

Hoàng Trường
Khi làn sóng dịch bệnh Covid-19 bùng phát ở nhiều nơi, khẩu trang y tế đã trở thành vật dụng không thể thiếu. Nhưng để biết được loại khẩu trang nào là tốt nhất, có lẽ chúng ta không thể bỏ qua bài viết sau:

Khẩu trang N95

n95-1633673151.jfif
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Khẩu trang N95 (N95 Respirator) là loại mặt nạ do NIOSH Mỹ phê chuẩn. Đây là mẫu khẩu trang có khả năng loại được trên 95% các hạt bụi nhỏ hơn 0.3 Micron trong không khí. Được sử dụng cho kỹ thuật viên xét nghiệm, nhân viên y tế, người tiếp xúc trực tiếp để khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân COVID-19.

Ngoài ra còn có các loại tiêu chuẩn tương đương phổ biến:

Châu Âu: FFP2 Respirator (tiêu chuẩn EN 149-2001)

Úc, Newzealand: P2 Respirator (tiêu chuẩn AS/NZ 1716:2012)

Trung Quốc: KN95 Respirator (tiêu chuẩn GB2626-20 06)

Nhật Bản: DS Respirator (tiêu chuẩn JMHLW- Notification 214, 2018)

Hàn Quốc: KF95 Korea 1st Class Respirator (tiêu chuẩn KMOEL-2017-64)

Ưu điểm: Lọc đến 95% các loại hạt có trong không khí. Loại khẩu trang này rất phù hợp cho gia đình đang có bệnh nhân F0 cách ly tại nhà hoặc đang ở trong vùng có tâm dịch.

Nhược điểm: Chúng không mang lại cho bạn cảm giác thoải mái như các loại khẩu trang khác. Hơn hết, để tìm và mua được khẩu trang N95 là rất khó và đắt tiền hơn khẩu trang thông thường. Đối với các nam giới có nhiều râu quai nón, được khuyến cáo là không nên dùng khẩu trang N95, vì chúng không thể ôm khít được khuôn mặt.

Khẩu trang y tế

khau-trang-y-te-1633673157.jfif
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Khẩu trang y tế hay còn gọi là khẩu trang ngoại khoa (surgical mask) với 3 lớp. Lớp ngoài thường có màu sắc xanh, vàng, trắng hoặc đen với đặc tính chống thấm nước. Giúp ngăn các chất lỏng văng ra khi hắt xì hơi, ho, thở mạnh…

Lớp trong tiếp xúc với da nên phải dùng vật liệu tinh khiết và mịn màng. Không có sợi xù lông gây khó chịu. Nó cũng cần có tính thấm nước nhằm hút mồ hôi, tạo sự thoải mái cho người dùng. Lớp giữa của khẩu trang y tế ngăn các hạt dịch văng bắn đồng thời lọc bụi và vi khuẩn. Đây là lớp quyết định chất lượng của khẩu trang.

Ưu điểm: Đây là loại khẩu trang mà bạn có thể dễ dàng tìm kiếm trong các cửa hàng thuốc. Với giá cả phải chăng, nên loại khẩu trang này được khuyên là chỉ sử dụng một lần. Do có gọng mũi nên khi sử dụng có thể điều chỉnh vừa khít với khuôn mặt.

Nhược điểm: Do có dây buột không chắc chắn ở hai mang tai, nên khẩu trang y tế thông thường sẽ ít mang lại hiệu quả hơn khẩu trang N95. Vì khi có những khe hở, các giọt bắn từ môi trường bên ngoài sẽ dễ dàng xâm nhập vào bên trong.

Khẩu trang vải kháng giọt bắn, kháng khuẩn

khau-trang-vai-khang-khuan-nagakawa-10-chiec-hop-cong-nghe-nhat-ban-1980-1210-1024x1024-1633673157.jpg
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Khẩu trang vải kháng giọt bắn (gọi tắt là khẩu trang 870) được quản lý như hàng hóa thông thường. Sản xuất theo các qui định tại Quyết định 870/QĐ-BYT ngày 12/3/2020 của Bộ Y tế hướng dẫn kỹ thuật tạm thời cho khẩu trang vải kháng giọt bắn, kháng khuẩn. Và do các doanh nghiệp sản xuất thuộc Bộ Công thương quản lý (Các Tập đoàn, doanh nghiệp dệt may).

Ưu điểm: Đây là loại khẩu trang có thể tái sử dụng lại nhiều lần, cứ sau mỗi lần sử dụng cần giặt lại thật sạch. Hơn hết loại khẩu trang này sẽ mang lại sự thoải mái đối với người sử dụng, tránh các trường hợp ngộp và khó thở.

Nhược điểm: Do có các khe thở từ hai bên mặt và mũi, nên đây chính là điều kiện các virut Covid-19 có thể tấn công bất cứ lúc nào. Nên khi sử dụng, tùy vào mức độ vừa khít và cách sản xuất mà mang lại những hiệu quả khác nhau.

Người dân nên dùng khẩu trang nào để ngừa COVID-19?

- Theo lời khuyên của bác sĩ, người dân chỉ cần đeo khẩu trang y tế và nhớ áp dụng các quy tắc an toàn khi tháo khẩu trang. Thông thường, khi gỡ khẩu trang thì bàn tay sẽ tiếp xúc với mặt ngoài – nơi tích tụ bụi bẩn và vi khuẩn, virus. Nếu không rửa sạch tay bằng xà phòng mà chạm lên mắt, mũi, miệng thì sẽ có nguy cơ lây nhiễm COVID-19.

- Hướng dẫn lựa chọn và sử dụng khẩu trang trong phòng chống dịch COVID-19 của Sở Y tế TP HCM cho biết, cán bộ y tế, người tiếp xúc trực tiếp và chăm sóc bệnh nhân COVID-19 nên đeo khẩu trang N95. Tuy nhiên phải lưu ý đeo đúng cách, đảm bảo khẩu trang ôm sát mặt và không có khe hở. Nếu không việc sử dụng khẩu trang N95 sẽ chỉ gây lãng phí.

- Trong trường hợp không có khẩu trang y tế, người sinh hoạt ở nơi ít có nguy cơ lây lan COVID-19 có thể đeo khẩu trang vải kháng khuẩn 870.

Ai không nên đeo khẩu trang?

- Không nên đeo khẩu trang cho trẻ em dưới 2 tuổi

- Trong tình huống việc đeo khẩu trang sẽ gây ra rủi ro về an toàn sức khỏe, sự an toàn hoặc nghĩa vụ công việc tại nơi làm việc theo xác định của đánh giá rủi ro tại nơi làm việc

- Cho người khuyết tật không thể đeo khẩu trang hoặc không thể đeo khẩu trang một cách an toàn vì lý do liên quan đến tình trạng khuyết tật.

Hoàng Trường (t/h)