Lo lắng bắt đầu từ đâu?
“Lo lắng không được sinh ra ngay từ đầu mà chúng được tạo ra qua những biến cố trong cuộc sống.”
Có thể nói những nổi lo trong cuộc sống, chúng không phát sinh từ những di truyền mà chúng là do tự chúng ta đem lại. Chúng ta thường cảm thấy lo lắng trước công việc, môi trường xung quanh và tình cảm gia đình. Có thể nói đây chính là những nổi lo thường thấy bởi những con người luôn sống trong nổi sợ hãi. Mọi việc có thể chẳng có gì to tát nhưng chính chúng ta đã biến chúng thành lớn lao. Do chính những niềm tin thực tại của chúng ta không đủ lớn, chúng ta không tin vào bản thân và từ đó sinh ra sự hoang tưởng và luôn nghĩ rằng việc đó đáng để chúng ta quan tâm.
Lo lắng không chừa bất cứ một ai, chúng xâm lấn đến những bộ não đã bắt đầu biết suy nghĩ. Từ những đứa bé đang cắp sách đến trường cho đến những cụ già đang nằm giữa ranh giới sự sống và cái chết.
Nhiều người hay lo lắng là vì họ có những niềm tin chưa phù hợp về bản thân hoặc thế giới xung quanh. Đó là những kiểu niềm tin không phản ánh đúng thực tế cuộc sống mà đôi khi có thể trở thành ảo tưởng hoặc hoang tưởng. Trừ phi những niềm tin khác thường này được xử lý tận gốc rễ, nếu không, họ vẫn sẽ tiếp tục lo lắng bất kể người xung quanh có tư vấn hay khuyên bảo thế nào.
Thay vì những lo âu và suy nghĩ, tại sao chúng ta không tìm ra nguyên nhân của vấn đề để có thể giảm đi sự lo lắng? Chúng ta đừng để những nổi lo âu ngự trị lên tất cả mọi suy nghĩ hiện tại, vì chúng chính là những chiếc ổ khóa khiến bạn không thể mở cổng tương lai và nhìn thấu được vấn đề. Để mở được chiếc ổ khoa kia, bạn cần trở nên sáng suốt và tin vào những niềm tin mà bản thân có được, từ đó mà tìm cách giải quyết.
Ngoài ra, thời điểm và địa điểm cũng là những yếu tố quan trọng làm kích hoạt những suy nghĩ thái quá, và những suy nghĩ này chính là nguyên nhân ẩn sau sự lo lắng không ngừng nghỉ ở một số người. Vì thế, nếu chỉ tập trung vào các biện pháp loại bỏ sự lo lắng ra khỏi cuộc sống thì sẽ không hiệu quả, chúng ta cần tìm hiểu và xử lý các nguyên nhân sâu xa của chúng thì mới thật sự giảm thiểu được lo lắng.
Những người bị lo lắng luôn bị đe dọa
Dale Carnegie, tác giả cuốn Quẳng gánh lo đi và vui sống đã nói rằng: “Sự mệt mỏi của chúng ta thường không bắt nguồn từ bản chất công việc mà phần nhiều là do sự lo lắng, thất vọng hay oán giận ẩn sâu bên trong.”
Những người trong trạng thái lo lắng luôn cảm thấy lo sợ với tất cả những gì xảy ra xung quanh họ, đặc biệt là những điều mà họ đang gặp phải. Chính chúng sẽ chi phối hoàn toàn và tất cả những hành động và những việc làm mà chúng ta đang gặp phải. Bạn sẽ luôn sống trong sự bồn chồn lo âu, lúc này mọi ý kiến bạn đưa ra đều trở về con số 0. Vì chính những điều mà bạn đang làm hoặc đang nghĩ đều bị sự lo lắng chi phối.
Lâu dần điều này sẽ khiến cho bạn lâm vào ngõ cụt bởi những điều mà bạn làm lúc này tôi bị người khác xem là không có giá trị. Từ đó, bạn sẽ thêm phần lo âu và lo lắng hơn. Chính chúng sẽ tấn công dần đến sức khỏe hiện tại của bạn. Lo lắng sẽ không cướp đi nhanh chóng những điều mà bạn đang làm, nhưng chúng chính là nguyên nhân khiến bạn trở nên gặp nhiều các thất bại.
Những người hay lo lắng thường thuyết phục bản thân rằng những điều họ đang lo lắng hoàn toàn có khả năng xảy ra. Họ nghĩ về những tình huống xấu, xấu hơn và xấu nhất rồi trở nên hoảng sợ cực độ vì cho rằng mình sẽ không ứng phó được.
Nhưng thực tế, phần lớn những điều chúng ta thường lo lắng lại ít khi xảy ra. Ví dụ như có lẽ không ít lần bạn cảm thấy mệt mỏi, bạn dò xét triệu chứng và thấy giống một chứng bệnh nghiêm trọng nào đó mà bạn nghi ngờ bản thân mắc phải, nhưng thực tế đó chỉ là hệ quả của nhiều đêm làm việc khuya hay stress kéo dài hoặc đơn giản chỉ là cơn cảm thoáng qua. Suy nghĩ này thật ra là một loại ảo tưởng, không khác gì khi bạn cứ ám ảnh bị hàng xóm theo dõi rồi tránh ra đường hay che rèm cửa vào ban ngày. Bài viết này không bàn về chứng rối loạn tâm thần, nhưng những lo lắng như thế cũng được liệt kê như một dạng ảo tưởng bởi chúng không dựa trên những suy nghĩ hợp lý hay thực tế cuộc sống mà chỉ là “thuyết âm mưu cá nhân”.
Trong khi đó, bản năng hay linh cảm đã được chứng minh trong thực tế từ nhiều người thành công là một trong những cách thức giúp chúng ta ra quyết định hiệu quả. Càng cân nhắc suy nghĩ quá nhiều, khả năng chúng ta đưa ra các lựa chọn sai lầm càng nhiều hơn.
Bạn có biết rằng, những người thường xuyên lo lắng có những nghi thức không chỉ cho bản thân mà còn cho những người xung quanh? Họ lúc nào cũng bảo những người thân yêu hãy chú ý an toàn, giữ gìn sức khỏe hay chăm sóc tốt cho bản thân. Đó là cách họ thể hiện sự quan tâm, đồng thời hy vọng có thể góp phần ngăn chặn những điều tồi tệ xảy ra.
Nếu điều này chỉ dừng lại ở sự quan tâm thì không vấn đề gì, nhưng nếu nó vượt sự lo lắng, nó sẽ trên đường trở thành “ảo tưởng”. Sự lo lắng thái quá ở đây bắt nguồn từ suy nghĩ rằng, cứ nói trước câu “hãy cẩn thận” và hy vọng nó sẽ giúp ngăn bi kịch nào đó. Nó gần giống như một “câu thần chú” giúp người nói cảm thấy đỡ lo lắng, củng cố thêm niềm tin rằng những rủi ro trong tương lai có thể thay đổi vì họ đã ý thức trước rồi.
Thế nhưng, tất cả chúng ta ai mà chẳng biết rằng, làm gì có người nào có thể chắc chắn về tương lai. Không có gì mệt mỏi thậm chí căng thẳng hơn khi biết lúc nào cũng có ai đó sốt ruột, lo lắng cho mình. Vì vậy, nếu thật lòng quan tâm đến người nào đó, hãy thể hiện hành động cụ thể cho họ biết thay vì chỉ là những lời nói lo sợ mông lung và mơ hồ.
Bạn nên làm gì để xóa bỏ sự lo lắng
Mary Hemingway, người vợ thứ tư của tác giả Ernest Hemingway từng nói: “Nếu bạn làm sai, bạn có thể sửa chữa. Nhưng hãy rèn luyện bản thân ngừng lo lắng. Vì lo lắng không bao giờ sửa chữa được bất cứ điều gì.”
Một việc hữu ích để bạn có thể xóa bỏ đi sự lo lắng của bản thân là hãy làm một công việc khác mà chẳng liên quan gì đến sự lo lắng của bạn. Chính việc đó sẽ làm đầu óc bạn trở nên phân tâm và quên đi sự lo âu.
Một vài chuyến đi chơi, du lịch sẽ giúp bạn quên đi những nổi lo âu hằng ngày và hơn hết là chúng giúp bạn lấy lại tinh thần sau những biến cố. Nhiều người vẫn cứ cố chấp rằng, du lịch không thể làm cho họ quên đi những nổi lo, nhưng thực tế rằng là do họ chưa bao giờ dám nghĩ rằng bản thân sẽ làm được, nên vẫn cứ nghĩ chúng không khả thi.
Quan trọng rằng, bạn có đồng ý để quên đi nổi lo hay không. Nếu như bạn không đồng ý thì nổi lo lắng cứ đương nhiên sẽ hình thành trong tâm trí bạn. Điều này cũng rất dễ hiểu, nếu như bạn không đồng ý cho người khác vào nhà thì họ sẽ không thể tự ý đến và rời đi. Nổi lo lắng cũng vậy nếu như bạn không chấp thuận cho chúng rời đi, chúng sẽ ở mãi trong tâm trí của bạn.