Tùy thuộc vào giống ngô, hàm lượng protein dao động từ 10 – 15%. Các protein phong phú nhất trong ngô được gọi là zein, chiếm 44–79% tổng hàm lượng protein.
Hàm lượng chất béo trong ngô dao động từ 5 – 6%, làm cho nó trở thành một loại thực phẩm ít chất béo. Tuy nhiên, mầm ngô, một sản phẩm phụ của quá trình xay ngô, rất giàu chất béo và được sử dụng để làm dầu ngô, một sản phẩm nấu ăn thông thường.
Ngô cũng chứa một lượng đáng kể vitamin E, ubiquinone (Q10) và phytosterol, làm tăng thời hạn sử dụng và làm cho nó có khả năng hiệu quả trong việc giảm mức cholesterol.
Ngô có thể chứa một lượng hợp lý một số vitamin và khoáng chất, giàu chất xơ và phytochemical giúp bảo vệ một số bệnh mãn tính. Tuy nhiên, những người đang mắc các bệnh sau tuyệt đối không nên ăn ngô, không khéo lại rước họa vào người.
1. Người có hệ tiêu hóa kém
Nếu như bạn đang mắc các bệnh về tiêu hoặc xơ gan, suy giãn tĩnh mạch thực quản và loét dạ dày, bổ sung quá nhiều ngô vào cơ thể sẽ dẫn đến nguy cơ gây vỡ tĩnh mạch và chảy máu do loét dạ dày. Vì thế khi ăn ngô, bạn cần quan tâm đến các vấn đề mà cơ thể đang gặp phải.
2. Suy yếu khả năng miễn dịch
Ăn quá nhiều ngô trong một lúc sẽ khiến lượng cellulose hàng ngày vượt quá 50gr trong thời gian dài và điều này sẽ gẩy đến việc cản trợ việc bổ sung protein, giảm sử dụng chất béo, gây tổn thương đến chức năng của xương, tim, máu và các cơ quan khác. Đồng thời gây suy giảm khả năng miễn dịch cơ thể
3. Người lao động nặng
Nếu dùng ngô để thay thế cho các bữa ăn chính thông thường thì không thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho người lao động nặng. Vì giá trị dinh dưỡng có trong ngô rất thấp và không đủ cho những người lao động nặng.
4. Người già và trẻ em.
Khi bước vào giai đoạn tuổi cao, hệ tiêu hóa của người già sẽ bắt đầu suy giảm và chức năng tiêu hóa của trẻ em cũng không thể hoàn thiện, điều này sẽ khiến cho một lượng chất xơ trong thực phẩm chính là gánh nặng lớn cho con đường tiêu hóa. Hơn nữa, việc hấp thu và sử dụng các chất dinh dưỡng tương đối thấp, không hoàn toàn có lợi cho sự phát triển và tăng trưởng của trẻ.
5. Thanh thiếu niên trong thời kỳ tăng trưởng và phát triển
Do các yêu cầu đặc biệt về chất dinh dưỡng và năng lượng cho sự tăng trưởng và phát triển cũng như các yêu cầu sinh lý đối với lượng hormone, ngũ cốc thô không chỉ cản trở sự hấp thụ cholesterol và chuyển hóa thành hormone mà còn cản trở sự hấp thụ và sử dụng các chất dinh dưỡng.