Giai thuong quang cao sang tao viet nam 2023

Bệnh đau dạ dày không nên ăn uống những loại nào?

Đau dạ dày là một căn bệnh phổ biến đối với người có chế độ ăn uống không lành mạnh. Nếu như không thay đổi các thói quen ăn uống sẽ khiến bệnh nhân ngày càng trở nặng hơn.

Không sử dụng các loại bia rượu

bia-ruou-1637649302.jpg

Nguồn: Internet

Bia rượu và các thức uống có cồn nói chung, đều là những thủ phạm khiến bệnh đau dạ dày ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Bởi khi lạm dụng chúng quá nhiều sẽ gây nên tình trạng táo bón, mất nước khiến cho cơ thể đối mặt với tình trạng niêm mạc dạ dày và bị tổn thương nặng nề.

Các loại thực phẩm cay nóng

Sử dụng nhiều các thức ăn cay sẽ khiến cho cơ thể dễ bị kích ứng niêm mạc dạ dày và làm cho các cơ trơn trong ruột dễ co thắt mạnh hơn, từ đó làm nghiêm trọng cơn đau cũng như cảm giác nóng rát trong cơ thể. Lâu dễ sẽ gây nên tình trạng viêm loét dạ dày.

Không ăn quá no

Khi ăn quá no sẽ khiến dạ dày phải làm việc nhiều hơn. Tuy nhiên, lúc này dạ dày của bạn đang bị tổn thương, nếu làm việc quá mức sẽ khiến bệnh ngày càng trở nên nặng hơn. Bạn nên chia nhỏ các bữa ăn trong một ngày: Không nên ăn quá no, hoặc cũng không nên để quá đói rồi mới ăn. Bởi vì khi ăn quá no sẽ làm cho dạ dày phồng căng, và sinh ra nhiều loại axit có hại, dễ gây đau.

Không sử dụng thức ăn có tính axit.

r-2021-11-23t133431699-1637649302.jfif

Nguồn: Internet

Các loại trái cây có vị chua như: bưởi, cam, chanh hay tất cả các món ăn có vị chua như cơm mẻ hoặc một số loại nấm, nước sốt thịt cá đậm đặc, các gia vị ớt, tỏi,...cũng nên hạn chế dùng đối với người đang mắc bệnh về đau dạ dày. Ngoài ra, chúng ta cần tránh các loại thức ăn có chứa nguy cơ làm tổn thương tới lớp niêm mạc bảo vệ, và khiến cho dạ dày phải co bóp và nghiền nát nhiều như: Các loại thức ăn cứng, hay các loại rau chứa nhiều chất xơ, các trái cây còn xanh cứng (cóc, ổi, xoài, táo,...), hay là thịt nhiều gân sụn,... Chưa kể những thức ăn kể trên phải mất một khoảng thời gian mới đến được dạ dày, axit sẽ luôn được sản xuất trong khi dạ dày trống, vô tình sẽ làm tăng lượng axit có trong dạ dày.

Sản phẩm từ sữa.

Có thể bạn sẽ rất ngạc nhiên khi được biết rằng, có ít nhất 65% số lượng dân số không dung nạp được lactose. Có nghĩa là những người đó giảm khả năng tiêu hóa lactose (là một loại đường có trong sữa). Và nếu như bạn thuộc tạng người không thể dung nạp đường lactose thì các sản phẩm từ sữa có thể sẽ là tác nhân gây ra các vấn đề lớn cho hệ tiêu hóa. Các triệu chứng sẽ kèm theo bao gồm các loại đầy hơi, khó tiêu, hay là đau bụng và tiêu chảy. Do đó, mỗi khi uống sữa hay ăn các sản phẩm từ sữa mà bạn có các triệu chứng khác thì hãy nhớ nên tránh xa các sản phẩm từ sữa. Đặc biệt, khi bạn đói thì lại càng không nên uống sữa hay ăn các sản phẩm từ sữa, bởi nó sẽ gây hại cho dạ dày nhiều hơn.

Đường

banh-ngot-1637649302.jfif

Nguồn: Internet

Người bị đau dạ dày cũng nên hạn chế dùng các thực phẩm có nhiều đường chẳng hạn như bánh ngọt và các loại kẹo. Bởi sử dụng trong thời gian bị đau dạ dày có thể gây nên bệnh tiêu chảy, kích thích sản sinh nhiều axit trong dịch vị khiến cơn đau ngày càng trở nên nhiều hơn.

Thịt đỏ

Khi ăn thịt đỏ vào trong cơ thể sẽ làm cho cơ thể chúng ta cảm thấy khó khăn hơn trong quá trình tiêu hóa, bởi vì các protein động vật thường sẽ có hàm lượng axit cao. Vì vậy, khi chúng ta muốn tiêu hóa các loại thịt đỏ này, cơ thể chúng ta sẽ phải tăng sản xuất các loại axit trong dạ dày. Sự gia tăng axit nói trên đương nhiên sẽ là không tốt đối với những người đang có bệnh dạ dày.

Hơn hết khi mắc các bệnh về dạy dày, chúng ta cần khám sức khỏe theo định kỳ để đảm bảo rằng tình trạng sức khỏe sẽ luôn được theo dõi bởi các bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế sử dụng các loại thuốc không kê đơn khi mắc các bệnh về dạ dày, vì đây không phải là một loại bệnh cảm sốt thông thường. Nếu dùng sai chỉ định của thuốc sẽ khiến bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng và nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến tính mạng.