Vậy những thực phẩm nào giúp tăng cường sức đề kháng tốt nhất để ngăn ngừa lây nhiễm virus corona?
Sữa non
Sữa non luôn được các bác sĩ khuyến cáo sử dụng bởi đây là một trong những loại thực phẩm giúp tăng sức đề kháng tốt nhất hiện nay.
Sữa non giàu các kháng thể như IgA, IgD, IgE, IgG và IgM với hàm lượng cao hơn hẳn so với các loại sữa thông thường. Các kháng thể trong sữa non giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm khuẩn, trong đó IgG sẽ hỗ trợ quá trình tìm kiếm và vây bắt các tác nhân gây hại, tiêu diệt virus và vi khuẩn trước khi chúng gây bệnh.
Kháng thể này cũng ngăn chặn độc tố từ các yếu tố gây bệnh phát tán trong cơ thể. Lượng kháng thể càng nhiều, cơ thể càng ít bị ốm vặt.
Bên cạnh đó, sữa non còn chứa lactoferrin, glycoprotein và proline-rich polypeptide giúp con người chống lại triệu chứng suy giảm hệ miễn dịch. Nhờ các thành phần trên, sữa bò non còn được gọi là vaccin tự nhiên.
Tỏi
Tỏi là một trong những loại thực phẩm tốt nhất để tăng cường miễn dịch. Có thể sử dụng tỏi tươi trong nấu ăn hàng ngày. Hàm lượng tỏi theo khuyến cáo của các chuyên gia là từ 1-3 tép tỏi/ngày/người. Không nên ăn quá nhiều vì ăn quá nhiều cũng có thể gây độc.
Nếu bổ sung tỏi bằng cách nấu nướng thì có thể dùng nhiều hơn 3 tép tỏi trong 1 ngày do trong quá trình nấu nướng một số công dụng của tỏi có thể mất đi phần nào.
Ớt chuông đỏ
Ớt chuông đỏ chứa nhiều vitamin C gấp 2 lần so với họ cam quýt. Ngoài ra ớt chuông đỏ cũng là nguồn cung cấp beta carotene dồi dào. Bên cạnh giúp tăng sức đề kháng chống dịch Covid-19, vitamin C còn có tác dụng giữ một làn da khỏe mạnh, còn beta carotene giúp cho mắt và da khỏe mạnh hơn.
Bông cải xanh
Bông cải xanh chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào như vitamin A, C, E và giàu hàm lượng chất C. Đây là loại rau tốt nhất cho sức khỏe nên bổ sung vào thực đơn các món ăn của cả gia đình. Chìa khóa để giữ các vitamin và khoáng chất trong bông cải xanh là thời gian đun nấu càng ngắn càng tốt, hoặc thậm chí là không cần đun nấu.
Gừng
Gừng có tính năng giúp giảm viêm, giảm đau họng và một số bệnh viêm khác. Ngoài ra nó còn giúp giảm cảm giác buồn nôn. Gừng giúp làm giảm các triệu chứng đau và làm chậm quá trình tạo cholesterol theo như một nghiên cứu mới đây trên động vật. Chế biến gừng vô cùng đa dạng, có thể dùng như gia vị trong bữa ăn, hoặc có thể dùng nấu chín, các gia vị ăn kèm, hoặc pha trà gừng để uống.
Rau bina
Rau bina chứa rất nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa, carotene, giúp tăng cường sức đề kháng và khả năng chống nhiễm trùng của hệ thống miễn dịch. Việc nấu rau bina trong một thời gian ngắn giúp tăng cường vitamin A và các chất dinh dưỡng khác được giải phóng ra từ axit oxalic.
Quả kiwi
Kiwi có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết, gồm folate, kali, vitamin K và vitamin C. Vitamin C có tác dụng tăng các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng trong khi các thành phần khác trong quả kiwi giúp cơ thể của bạn hoạt động tốt.
Thịt gà
Khi bạn bị ốm thì món cháo gà không chỉ giúp bạn có cảm giác ăn uống ngon miệng mà còn là một loại thuốc. Nó giúp cải thiện các triệu chứng cảm lạnh. Ngoài ra thịt gà cũng giàu vitamin B giúp lợi ích cho miễn dịch đường ruột, tăng sức đề kháng.