Giai thuong quang cao sang tao viet nam 2023

10 thói quen xấu âm thầm phá hủy dạ dày

Dạ dày được xem là bộ phận nhạy cảm nhất cơ thể. Nếu không duy trì một thói quen tốt và chế độ ăn uống hợp lý, bạn chính là “kẻ giết chết” dạ dày. Sau đây là 10 thói quen mà bạn nên tránh nếu như không muốn gây tác hại đến dạ dày

1. Uống sữa trước khi đi ngủ

uong-sua-khi-ngu-1638349957.jpg
Nguồn: Internet

Uống sữa trước khi đi ngủ không phải là "công thức tốt cho sức khỏe" của mọi người. Bởi vì protein, chất béo và đường trong sữa có thể gây tiết axit dạ dày, nó có thể làm nặng thêm các triệu chứng trào ngược axit ở trạng thái bụng rỗng vào ban đêm, gây tổn thương cho dạ dày. Nếu bạn là người có dạ dày yếu, uống sữa trước khi ngủ sẽ khiến bạn dễ rơi vào trạng thái đau bụng và khó chịu.

2. Ăn trái cây không đúng cách

Các loại trái cây như hồng, táo gai và táo tàu có chứa một lượng lớn tannin, tương tác với axit dạ dày và protein trong dạ dày, có thể tạo thành các chất giống như thạch, và cuối cùng có thể tạo thành sỏi dạ dày. Trong trường hợp này lời khuyên của các chuyên gia là không nên ăn nhiều trái cây như hồng, táo gai, táo tàu,... khi bụng đói.

3. Lạm dụng thuốc lá, rượu bia

lam-dung-thuoc-la-ruou-bia-1638349957.jfif
Nguồn: Internet

Thuốc lá và rượu bia là những loại “thuốc độc” gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là tim mạch, phổi và dạ dày. Vì khói thuốc sẽ đi theo đường tiêu hóa kích thích trực tiếp niêm mạc dạ dày, khiến các mạch máu niêm mạc dạ dày co lại, gây co thắt, thiếu máu cục bộ và thiếu oxy.

Hút thuốc cũng ảnh hưởng sự hợp thành chất ở tuyến tiền liệt giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, do đó làm suy yếu hàng rào bảo vệ niêm mạc. Rượu cũng trực tiếp ảnh hưởng đến đến hàng rào niêm mạc dạ dày, gây sung huyết niêm mạc dạ dày, phù nề, thậm chí là xuất huyết.

4. Ăn nhiều đậu phụ

Nhiều người cho rằng, việc ăn đậu phụ sẽ giúp phòng tránh các bệnh về tim mạch và hạn chế tình trạng ung thư. Tuy nhiên đây là một hiểu lầm, bởi có rất nhiều piu-rin trong các sản phẩm đậu nành, nó kích thích tiết axit dạ dày và gây đầy hơi ở dạ dày, khiến cơ thể phát sinh triệu chứng buồn nôn, nôn ói, đầy hơi đường ruột, tiêu chảy và khó tiêu. Tiêu thụ đậu phụ trong thời gian dài với số lượng lớn cuối cùng sẽ gây hại cho cơ thể.

5. Để bụng đói

de-bung-doi-1638349956.jfif
Nguồn: Internet

Khi dạ dày rỗng, cơ thể sẽ tiết ra nhiều axit và pepsin, những chất này sẽ ảnh hưởng và gây tổn thương trực tiếp đến niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, việc quá đói cũng làm cản trở tiêu hóa, hấp thụ thức ăn ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến dạ dày và đường ruột. Quá đói sẽ khiến lượng đường trong máu thấp, không đủ năng lượng để cung cấp cho đại não, sự tập trung bị suy giảm, thời gian dài sẽ làm tổn hại đến chức năng của các cơ quan quan trọng như tim, não, phổi.

6. Ăn quá nhiều

Để hạn chế các bệnh về dạ dày, chúng ta nên tránh việc ăn quá nhiều thức ăn trong cùng một lúc. Vì chúng có thể sinh ra tình trạng tức ngực và thở gấp, khó chịu đường tiêu hóa, tiêu chảy hoặc táo bón, nghiêm trọng hơn có thể gây viêm ruột cấp tính, giãn dạ dày cấp tính, xuất huyết dạ dày. Ăn quá nhiều các loại thực phẩm chứa protein cao, sẽ làm tăng lượng tiết dịch mật, dịch tụy và gây viêm túi mật, viêm tụy cấp tính, đồng thời làm tăng gánh nặng cho tế bào gan, gây viêm gan. Nghiên cứu phát hiện, sau khi ăn quá no 2 tiếng, tỉ lệ mắc các bệnh về tim mạch và mạch máu não tăng gấp 4 lần.

7. Ăn khuya

an-khuya-1638349956.jpg
Nguồn: Internet

Sau 10 giờ, cơ quan tiêu hóa sẽ tự nghỉ ngơi và đào thải các chất độc ra ngoài cơ thể. Nếu chúng ta cung cấp thức ăn vào cơ thể sẽ khiến cho dạ dày không được đi ngủ và nhu động dạ dày giảm, thời gian lưu trữ thức ăn trong dạ dày lâu, điều này sẽ gây tổn thương nhất định đối với niêm mạc dạ dày, có thể dẫn đến rối loạn chức năng dạ dày. Ngoài ra, ăn khuya còn khiến cho bạn khó có thể giấc ngủ ngon, dễ sinh ra các triệu chứng như ợ chua, ợ nóng do trào ngược dạ dày.

8. Vừa ăn vừa nói chuyện

Hiện nay, nhiều người có thói quen vừa đi bộ vừa ăn sáng, thói quen này rất có hại cho sức khỏe. Vừa đi vừa ăn, bộ não phải điều khiển cả hệ thống tiêu hóa và hệ thống vận động, sự chú ý bị phân tán, vì không thể nhai kỹ, khiến cho thức ăn khó tiêu hóa và hấp thụ, ảnh hưởng đến chức năng hệ tiêu hóa, có thể dẫn đến khó tiêu, viêm dạ dày, hoặc có thể gây ra nghẹn. Bên cạnh đó, việc vừa ăn vừa nói sẽ khiến cho thức ăn không được nhai kỹ và dẫn đến nuốt quá nhiều không khí, dẫn đến ợ hơi, khó tiêu.

9. Vừa ăn vừa uống nước

vua-an-vua-uong-nuoc-1638349947.jpg
Nguồn: Internet

Chúng ta thường có thói quen vừa vừa uống nước, để việc ăn cơm trở nên được dễ dàng hơn. Nhưng đây là một thói quen hoàn toàn sai lầm và gây hại đến dạ dày. Vì theo các chuyên gia, khi cùng lúc có nhiều thức ăn và chất lỏng đi vào dạ dày, việc tiêu hóa sẽ bị đình trệ. Vì thế, dù là nước lọc hay nước trái cây cũng không nên kết hợp khi chúng ta đang ăn cơm.

10. Vận động sau khi ăn

Trong thời gian từ 1 - 3 tiếng, máu phải đổ dồn về cơ quan tiêu hóa để làm nhiệm vụ xử lý thức ăn. Nếu vận động mạnh trong khoảng thời gian này, buộc lượng máu phải phân bổ nhiều cho cơ bắp, dẫn đến máu không đủ cho cơ quan tiêu hóa, ảnh hưởng đến công năng của dạ dày, dễ gây bệnh đau dạ dày. Hơn hết vận động mạnh như: chạy, nhảy…sau khi ăn sẽ khiến cho cơ thể dễ dàng bị sốc hông.