Banh Trung Thu Windsor

Vén màng 3 bóng hồng đằng sau những tình khúc bất hủ Trịnh Công Sơn

Cả một thời trai trẻ, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không chỉ nổi tiếng với những bản tình ca bất hủ mà còn được bao quanh bởi các bóng hồng vang tiếng một thời.

Sinh thời, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nổi tiếng là có rất nhiều cô gái trẻ đẹp bao quanh và không ít cuộc tình bí ẩn được ông đưa vào các bản tình ca huyền thoại. Không thể quên được những bản nhạc như Diễm xư, Nắng thủy tinh, Tôi ơi đừng tuyệt vọng,...

Tuy nhiên đâu đó trong dàn hồng ấy người ta vẫn thấy nổi rõ ba cành hoa rạng rỡ nhất, tạo nên cảm xúc mãnh liệt cho sự nghiệp của người nghệ sĩ đa tài, đa tình.

1. Tình chị duyên em

Đây là câu chuyện về người đẹp Dao Ánh. Cô là em gai của Bích Diễm, người mà Trịnh Công Sơn thầm thương trộm nhớ nhưng không thành. Khi chia tay, ông đã chôn vùi tình cảm day dứt của mình vào bài hát nổi tiếng Diễm Xưa. Cô em Dao Anh đã viết lá thư an ủi và chia sẻ nỗi đau này của ông. Thật bất ngờ, Trịnh Công Sơn đã trả lời và phát sinh tình cảm từ đó. Nhưng cũng vì đôi mắt mang nét "lung linh nắng thủy tinh vàng” ấy đã khiến con tim người nhạc sĩ vài lần lay động mỗi khi đến chơi nhà với Bích Diễm. Ngày ấy, Dao Ánh mới 15 tuổi.

Đọc cuốn Trịnh Công Sơn – Thư gửi cho một người của NXB Trẻ (quý 2, năm 2011), người đọc có thể thấy hàng trăm bức thư tình Trịnh Công Sơn gửi cho Dao Ánh từ những ngày 2/9/1964 đến tận tháng 8/1966 mới chính thức mở lời yêu. Theo lẽ tự nhiên, Dao Ánh đã đón nhận món quà tình cảm ấy, bởi lẽ ngôn từ trong những bức thư không thể nào đằm thắm và nặng trĩu những nguyện ước về hạnh phúc tương lai. Cuộc tình ấy hội tụ đầy đủ những cuộc hẹn, đợi chờ, ghen tuông, nghi ngờ. Câu chuyện ấy vẫn được giấu kín trong các bức thư bí mật gửi cho nhau. Tình cảm ấy vẫn khăng khít cho đến khi ông bị điều  lên B’lao dạy học năm 1964. Dao Ánh đã từng viết thế này: "Em sẽ đợi giông tới và gió mưa về để khóc. Em mãi yêu anh nhưng anh chẳng màng gì tới nỗi buồn của em. Và em sẽ khóc dưới mưa đây”. Ngay sau đó, thư của Trịnh Công Sơn đã bí mật gửi tới người đẹp với câu thơ văn xuôi: “Ngày ngày ngọn gió đời vẫn thổi, nhưng chưa bao giờ thổi tắt được tình yêu”. Người ta kể lại rằng, mỗi khi Trịnh Công Sơn nhận được thư của Dao Ánh gửi lên, ông vui sướng đến mất hồn.

Nhưng tình xa là thứ trớ trêu nhất trên đời, niềm tin và hi vọng càng lúc càng mỏng manh hơn. 4 năm ròng rã yêu nhau, đến thư ngày 25/3/1967, Trịnh Công Sơn chủ động chia tay với Dao Ánh: “Anh xin cảm ơn bốn năm ròng rã nâng niu tình yêu đó. Cũng xin cảm ơn những buổi đợi chờ thật dịu dàng không bao giờ còn có được”.

Cô biệt tích 20 năm ở đất Mỹ, và bỗng đên năm 1993, tình yêu của cô với Trịnh Công Sơn lại bùng cháy.  Chính vì lẽ đó mà Trịnh Công Sơn đã nói Dao Ánh là “Người yêu lạ lùng nhất” của mình.

2.  Hình và bóng

Người tình thứ hai và cũng là người tình bí mật suốt 10 năm trời. Chính là ca sĩ Khánh Ly.

Khánh Ly xuất hiện trong cuộc đời Trịnh Công Sơn từ những ngày  trốn lính để tập hát ca khúc mới. Nhiều bản sáng tác sau này Trịnh Công Sơn đều dành cho giọng hát Khánh Ly. Trong suốt hành trình gầy dựng sự nghiệp ca hát, Trịnh Công Sơn trở thành cái bóng âm nhạc của cô. Mối tình này được giấu kín cũng vì điều khó nói. Năm ấy, Khánh Ly và Trịnh Công Sơn yêu nhau khi cô đã có gia đình ở Đà Lạt 1964. Mãi đến khi trở về Sài Gòn năm 1967 thì tình cảm hai người mới thực sự trở nên khắng khít.  Đặc biệt, thời kỳ này nổi trội phong trào chống chiến tranh, đòi hòa bình trong tầng lớp học sinh, sinh viên và quần chúng  ở Sài Gòn. Những bài hát trong chùm Ca khúc da vàng của Trịnh Công Sơn được Khánh Ly hát đã tạo nên một hiện tượng bất ngờ có tác dụng mạnh đến phong trào đấu tranh của thanh niên sinh viên. Trong một thời gian ngắn, Khánh Ly đã trở thành “Nữ hoàng chân đất” trước sự ngưỡng mộ của hàng vạn người.

Có lẽ sẽ chẳng ai biết đến mối tình này nếu như Khánh Ly không cùng gia đình sang Mỹ năm 1975. Thậm chí, lúc ấy còn có tin đồn Khánh Ly bị chết trên biển, xác trôi vào bờ khiến Trịnh Công Sơn choáng váng mất một thời gian. Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dã trong một lần đến chơi nhà Trịnh Công Sơn thấy ông  ngồi cắm cúi trên bàn và đang viết tên Khánh Ly đầy trên tấm giấy to kín cả mặt bàn, chị nói chắc anh Sơn đã viết rất lâu mới nhiều đến thế.

Trong nỗi buồn da diết ấy, Trịnh Công Sơn đã để lại bài hát Ru lệ mang nỗi buồn da diết: "rong chiều hôm. Nước mắt rơi cho tình nhân”.

Còn sau này, cho dù kín tiếng và giữ ý đến đâu, ca sĩ Khánh Ly có lần đã thổ lộ rằng, Trịnh Công Sơn là hình còn mình là bóng. Cái hình và cái bóng đã nói lên tất cả, bởi lẽ đó chỉ là một mà thôi, cho cả hai nghĩa về âm nhạc lẫn tình cảm trong con tim. Nỗi đau cùng tình yêu cháy bỏng của tuổi trẻ chẳng thể nối thành lời nhưng lại cùng nhau dâng hiến cho nghệ thuật.

3. Những khoảng trống chẳng thể lấp đầy

Mối tình lần này là ca sĩ Hồng Nhung. Cô mang cả những điểm giống và khác nhau với ca sĩ Khánh Ly khi đến với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Cả hai đều gặp ông ở tuổi 22, xuất thân là người Hà Nội và có chỗ đứng nhất định trong làng ca nhạc. Cả hai đều nổi lên như một hiện tượng và cùng đều được nước Nhật mời đi biểu diễn, Khánh Ly năm 1972, trình diễn ca khúc Ngủ đi con nhưng lại không có Trịnh Công Sơn đi cùng; còn Hồng Nhung đi năm 1995, hát bài Hạ trắng cùng với nhạc sĩ. Nhật là vùng đất lưu giữ nhiều kỷ niệm khó quên.

Mỗi người đều có phong cách hát sáng tạo khác nhau nhưng về khoảng khoảng âm vực rộng rất giống nhau. Đáng chú ý là cả hai đều thể hiện nét duyên dáng và nghệ thuật ứng xử với khán giả rất thông minh và khiêm nhường.

Chuyện tình với Hồng Nhung được xem là cầu nối chuyển giao của thế hệ Khánh Ly trình diễn nhạc Trịnh, vào khoảng 10 năm cuối cùng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Trịnh Công Sơn thật kín đáo khi nói về Hồng Nhung là một người “quá gần gũi không biết phải gọi là ai”. Nói về tình cảm của mình với Trịnh Công Sơn, ca sĩ Hồng Nhung lại hồn nhiên rằng: “Tình yêu của chúng tôi quá đặc biệt, tôi sẽ không thể có tình cảm với người đàn ông nào sâu nặng hơn nhạc sĩ Trịnh Công Sơn”. Ông đã cởi mở về chuyện tình cảm hơn khi viết tặng Hồng Nhung 3 bài, mang đầy đủ các yếu tố của một chuyện tình cổ tích thời hiện đại về một người con gái đáng yêu cùng những nỗi niềm chia sẻ về cuộc đời và thân phận. Năm 1993, Album nhạc Hồng Nhung - Bống bồng ơi phát hành được coi như một sự đổi mới về nghệ thuật biểu hiện nhạc Trịnh theo phong cách hiện đại, đánh dấu một chặng đường mới của giọng hát Hồng Nhung. Sau thời điểm này là những liveshow xuyên Việt về nhạc Trịnh Công Sơn, ca sĩ Hồng Nhung ngày càng thể hiện bản lĩnh nghệ thuật đầy sáng tạo và đem lại cho người nghe một luồng gió mới, thân thiện và giàu tính tự sự hiện đại.

Điểm hạnh phúc nhất của mối tình này có lẽ là cô đã kịp bày tỏ chân tình vào 10 năm cuối đời của nhạc sĩ. Vì thế, sự ra đi đột ngột của cố nhạc sĩ khiến cô không khỏi hụt hẫng và đã để lại trong tâm hồn mình một khoảng trống không thể lấp đầy. 

4. Lời chia tay không nói thành lời

Đúng như lời ca của Trịnh Công Sơn, bởi “Những hẹn hò từ nay khép lại, thân nhẹ nhàng như mây”. Cả cuộc đời được in dấu bằng những mối tình mặn mà khiến ông không hề cô đơn khi trở về cát bụi. Và họ vẫn nhớ lời ông thường dặn dò: “Hãy yêu nhau đi, dù vẫn biết mai đây xa lìa thế giới” và  “Hãy yêu ngày tới dù quá mệt kiếp người”...