Giai thuong quang cao sang tao viet nam 2023

Top 10 thực phẩm giúp tình trạng gout được cải thiện rõ rệt

Gout là một căn bệnh phổ biến ở nam giới đang trong độ tuổi trung niên. Nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh là do cơ thể dung nạp quá nhiều những thực phẩm xấu như: thịt đỏ, dầu mỡ, rượu, bia…

1. Trà xanh

xanh-1-1636179631.jpg

Nguồn: Internet

Do chứa một hàm lượng chất polyphenol là một nhóm bioflavonoids, được chứng minh là có đặc tính chống oxy hóa, chống ung thư và có tính kháng khuẩn, chống virut. Đặc tính này sẽ làm cho bệnh nhân gout giảm đi các triệu chứng đau và sưng xảy ra khi bệnh tái phát.

Trà xanh pha đúng cách và dùng một lượng vừa đủ mỗi ngày giúp giảm thúc đẩy sự hình thành nước tiểu và đẩy nhanh quá trình đào thải axit uric.

2. Uống đủ nước

Bệnh nhân Gout cần uống nhiều nước trong ngày, đảm bảo từ 2 - 2.5l nước/ngày, đặc biệt là nước khoáng kiềm, không gas sẽ tăng cường giúp thải axit uric qua đường tiểu. Các loại nước uống tốt cho người bệnh Gout là nước lọc, nước ép dứa, nước ép dưa chuột, nước ép táo…Tuy nhiên, chúng ta không nên bổ sung nhiều bia rượu trong quá trình điều trị gout, vì trong các thực phẩm này chứa nhiều các axit uric khiến cho bệnh gout trở nặng.

3. Thịt trắng

thit-trang-1636179631.jpg

Nguồn: Internet

Người ta thường cho rằng, người mắc bệnh gout không nên ăn các loại thịt chứa chất đạm vì chúng chứa nhiều các purin không tốt và làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Tuy nhiên, việc kiêng chất đạm sẽ khiến cơ thể dễ dẫn đến tình trạng suy nhược. Trong các loại thịt chứa chất đạm, vẫn có nhiều món thịt không chứa nhiều purin như: thịt nạc, ức gà, cá sống…Các chất đạm này được xem là tốt cho người bệnh và sự kết tủa của axit uric.

Nhưng bạn không nên ăn không quá 100g chất đạm/ngày, bao gồm cả đạm từ thịt, sữa và các loại đậu, hạt. Người bệnh có thể tham khảo cách quy đổi sau: 100g thịt = 180g đậu phụ = 70g lạc hạt = 100g cá = 100g tôm.

Ưu tiên chế biến thịt dưới dạng hấp, luộc thay vì đồ chiên, rán. Không nên dùng phần nước luộc thịt, nước luộc cá, nước hầm xương.

Ăn thịt cùng các loại rau xanh để trung hòa bớt lượng purin có trong thịt.

4. Trứng

Có thể nói, ngoài các loại thịt chứa nhiều chất đạm bổ sung năng lượng cơ thể. Thì trứng cũng là một thực phẩm có một lượng protein và chất đạm dồi dào. Ngoài ra, trứng còn không ảnh hưởng nhiều đến nồng độ acid uric trong máu. Hàm lượng omega-3 có trong trứng còn ức chế các tình trạng viêm và giảm đau nhức xương khớp.

Trong tất cả các loại trứng, trứng gà được khuyến khích thêm vào khẩu phần ăn của người bị bệnh Gout. Bởi trứng gà có chứa hàm lượng nhân purin thấp hơn các loại trứng khác nhưng hàm lượng dưỡng chất tốt cho sức khỏe lại cao.

Đối với những người bị Gout, việc chế biến trứng thường bị hạn chế hơn do một số món ăn từ trứng có thể không tốt cho quá trình kiểm soát bệnh. Người bệnh Gout nên ăn trứng luộc, trứng hấp đậu phụ, trứng hấp nấm rơm…

5. Trái cây

trai-cay-1636179631.jpg

Nguồn: Internet

Người bệnh gout nên bổ sung nhiều các loại trái cây như: chanh, cam, dâu tây, ổi, kiwi…những loại quả này sẽ cung cấp một lượng lớn vitamin C cho cơ thể. Hỗ trợ tạo hệ miễn dịch giúp chúng ta chống lại các tác nhân xấu từ môi trường, bên cạnh đó vitamin C còn giúp làm giảm nồng độ axit uric trong máu, chống viêm, chống oxy hóa, tạo sức bền cho thành mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh.

Trái cây giàu kali như chuối, cam, mơ, bưởi, bơ, dưa hấu và lựu cũng rất tốt cho sức khỏe của người bệnh Gout. Kali đóng vai trò quan trọng trong các quá trình trao đổi chất của cơ thể, giúp cân bằng nước và điện giải, giảm huyết áp và sức khỏe của xương. Kali giúp hỗ trợ tăng đào thải axit uric qua đường tiết niệu do đó làm giảm acid uric và các triệu chứng của bệnh Gout.

6. Dầu thực vật

Chất béo là một thành phần rất cần thiết đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, không vì vậy mà bạn bổ sung chất béo cho cơ thể bằng cách ăn nhiều các loại thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ. Vì chúng sẽ làm cho tình trạng bệnh gout ngày càng trở nên nặng hơn. Thay vào đó, chúng ta có thể bổ sung các loại dầu thực vật như: oliu, dầu lạc, dầu vừng vào trong thực phẩm mỗi ngày để bổ sung chất béo.

Người bệnh nên thường xuyên sử dụng dầu oliu, dầu thực vật trong các bữa ăn hàng ngày, cho một số món như: salad để hấp thụ tối đa dưỡng chất, tránh chế biến ở nhiệt độ cao.

Hạn chế hoặc tránh sử dụng dầu đậu nành, dầu hạt hướng dương, các thực phẩm chiên rán, mỡ động vật.

7. Rau củ

rau-cu-1636179631.jfif

Nguồn: Internet

Ngoài chứa nhiều chất xơ, giúp hệ tiêu hóa được hoạt động một cách dễ dàng, rau củ còn là phương thuốc giúp bệnh nhân gout ức chế tình trạng gout cấp. Vì thế chúng ta nên bổ sung nhiều loại rau củ quả như: rau ngót, cải, khoai tây, cà tím… cho bữa ăn hằng ngày của gia đình, đặc biệt là có người thân bệnh gout cần bổ sung nhiều hơn.

8. Ngũ cốc nguyên hạt

Loại thực phẩm này chứa các chất chống ôxy hóa có tác dụng chống viêm và hỗ trợ giảm đau xương khớp. Các loại ngũ cốc và tinh bột chứa lượng purin ở ngưỡng an toàn và giúp làm giảm và hoà tan axit uric trong nước tiểu. Đặc biệt, các loại ngũ cốc nguyên hạt có lượng calo thấp, thích hợp sử dụng ở những đối tượng có vấn đề về tăng axit uric trong máu như người bệnh Gout.

9. Sữa và các sản phẩm từ sữa

sua-1636179631.jfif

Nguồn: Internet

Sữa là nhóm thực phẩm chứa rất ít purin nên không ảnh hưởng tới bệnh nhân Gout. Trong sữa còn có một số protein có khả năng ức chế, kháng viêm với những cơn đau do Gout và giúp quá trình đào thải axit uric qua thận nhanh hơn bình thường.

Người bệnh hãy lựa chọn sữa động vật, nhất là sữa bò và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai... Ưu tiên chọn các loại sữa tách béo, sữa ít đường hoặc không đường để bảo vệ sức khỏe.

Người bệnh Gout nên hạn chế các loại sữa nhiều ngọt như sữa đặc, sữa giàu năng lượng… Đặc biệt, sữa đậu nành có chứa nhiều nhân purin, có khả năng chuyển hóa, làm gia tăng hàm lượng acid uric trong máu khiến các tinh thể muối urat lắng đọng nghiêm trọng ở khớp xương. Nếu sử dụng sữa đậu nành thường xuyên sẽ khiến tình trạng bệnh ngày một chuyển biến xấu hơn.

10. Cà phê

Cà phê chứa nhiều hợp chất gồm khoáng chất, polyphenol và cafein. Cà phê có thể làm giảm nồng độ axit uric thông qua một số cơ chế hoặc làm giảm nồng độ axit uric bằng cách tăng tốc độ cơ thể bài tiết axit uric. Cà phê còn cạnh tranh với enzym phân hủy purin trong cơ thể, khiến làm giảm tốc độ tạo ra axit uric. Việc sử dụng một lượng cà phê đen vừa đủ trong ngày rất tốt cho người bệnh Gout.