Bệnh Parkinson là một trong những bệnh về thần kinh, thường xảy ra khi nhóm tế bào trong não bị thoái hóa, không thể kiểm soát được vận động của cơ bắp, khiến cho con người đi lại khó khăn, cử động chân chạp, chân tay bị run cứng. Khi bệnh tiến triển có thể ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh, làm thiếu hụt dopamine.
Hiện nay, vẫn chưa có một phương pháp để có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh nhân bị mắc bệnh Parkinson mà chỉ có những biện pháp giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, trì hoãn tiến trình tiến triển của bệnh.
Rung là dấu hiệu dễ nhận biết
Khứu giác kém: Hầu hết bệnh nhân Parkinson đều nhận thấy sự thay đổi về khứu giác trước khi xuất hiện triệu chứng run rẩy hoặc các vấn đề vận động khác. 90% người bị Parkinson hoàn toàn không còn chức năng khứu giác.
Phối hợp các hoạt động chậm chạp: Đây là một trong những dấu hiệu rõ rệt nhất của bệnh Parkinson khi mới ở giai đoạn đầu. Với các biểu hiện như: bất kỳ thay đổi tư thế như quay đầu, quay người, cài khuy, buộc dây giày... được làm với tốc độ chậm, không rõ ràng.
Một số biểu hiện bệnh dễ dàng gặp phải như: run nhẹ khi bệnh đã tiến triển, gặp vấn đề khi di chuyển, rối loạn giấc ngủ, liệt cơ mặt, ngất xỉu, mất sự cân bằng.
Rối loạn giấc ngủ: Rối loạn hành vi giấc ngủ nhanh (RDB) khiến bệnh nhân bị kích động về thể chất trong quá trình ngủ. Họ có thể nói chuyện, la hét, vung tay chân mạnh hoặc đánh nhau khi ngủ. Trong một số trường hợp, người mắc RBD có thể tự làm thương bản thân.
Vấn đề về đường tiêu hóa và nhu động ruột: Bệnh nhân Parkinson hay bị táo bón. Triệu chứng này thường xuất hiện từ rất sớm, đôi khi lên tới 20 năm trước khi bệnh nhân được chẩn đoán Parkinson.
Thường xuyên lo lắng: Luôn cảm thấy lo lắng là một trong những vấn đề lớn nhất mà những người bệnh Parkinson gặp phải, nguyên nhân có thể do sự thay đổi cân bằng hoạt động ở não. Những thay đổi này bắt đầu xuất hiện khoảng 10 năm trước khi một người được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson.
Phòng ngừa đơn giản từ chế độ ăn uống, tập luyện khoa học
- Tránh xa và hạn chế tối đa việc tiếp xúc các chất độc hại, thuốc trừ sâu, khí thải, các chất tẩy rửa hóa học….
- Bạn có thể bổ sung vitamin D bằng nhiều cách, và tắm nắng vào sáng sớm từ 6h đến 8h là cách đơn giản nhất. Vì theo nhiều nghiên cứu, những người bị mắc bệnh Parkinson thường bị thiếu vitamin D, nồng độ vitamin D trong cơ thể cũng có liên quan chặt chẽ với bệnh Parkinson.
- Tăng cường chất xơ, rau củ quả, và nhất là những loại rau màu xanh thẫm sẽ chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp giảm nguy cơ bị mắc bệnh.
- Tập luyện thể dục đều đặn mỗi ngày sẽ giúp cho cơ bắp được linh hoạt, cơ thể đào thải được những chất độc qua hơi thở, mồ hôi… giúp loại bỏ được những yếu tố nguy cơ khiến tế bào bị thoái hóa.
- Hạn chế sử dụng đồ uống có gas hoặc cồn: Bởi trong đồ uống có gas chứa các thành phần gây kích thích thần kinh, gây nghiện, tác động xấu đến tế bào thần kinh khiến nó trở nên suy yếu. Còn đối với đồ uống có cồn (etanol), trong quá trình chuyển hóa tạo ra etanal – đây chính là thủ phạm gây ra những cơn đau đầu dữ dội, làm rối loạn hoạt động hoặc tổn thương trầm trọng hệ thần kinh.
- Việc tăng cường những chất béo Omega 3,6,9 sẽ giúp bảo vệ được tế bảo thần kinh, chống lại được quá trình oxy hóa tế bào não (chính là nguyên nhân gây bệnh Parkinson).