Giai thuong quang cao sang tao viet nam 2023

Phương thuốc điều trị đau mỏi xương khớp từ những thảo dược thiên nhiên

Đau mỏi xương khớp là tình trạng thường thấy ở những người ở độ tuổi trung niên, người thường xuyên làm việc văn phòng. Để chữa trị các loại bệnh xương khớp, ngoài việc sử dụng thuốc tây, chúng ta vẫn có thể dùng các phương pháp dân gian từ thảo dược thiên nhiên.

Cây thiên nhiên kiện

thien-nhien-kien-1633586636.jfif

Thiên nhiên kiện là một loại cây sống lâu năm, thuộc loài thân cỏ, thân rễ mập, bò dài và có mùi thơm. Đây là loài cây ưa nóng, ẩm, mưa nhiều, mọc hoang ở khắp mọi nơi. Chúng thường mọc ở những con suối nhỏ, rạch, kênh, hồ…

Theo Đông Y chúng là loại thảo dược hàng đầu, bởi có rất nhiều các công dụng hữu ích. Chúng chữa được các bệnh của người lớn tuổi. Hơn hết thiên nhiên kiện hỗ trợ các bệnh về xương khớp và trị bệnh đau dạ dày, kích thích tiêu hóa và làm giảm tình trạng đau bụng kinh.

Cách sử dụng:

Chữa đau nhức xương khớp: Mỗi ngày lấy 6-12 g rễ thiên niên kiện sắc lấy nước uống hoặc ngâm rượu dùng mỗi ngày 30ml chia làm 2 lần uống

Chữa phong thấp: Kết hợp 12g thiên niên kiện + 10g cốt toái bổ + 8g bạch chỉ. Đem thuốc sắc với 600ml sáo cho cạn còn một nửa. Sau đó gạn lấy nước chia 2-3 lần uống. Mỗi ngày dùng 1 tháng.

Cây cỏ xước

cay-co-xuoc-1633586636.jfif

Trong Đông Y đánh giá đây là một loại thuốc nam quý hiếm. Cỏ xước là một loại cây sống lâu năm, có thể cao gần đến 1m, lá cây có hình trứng và mọc đối xứng với nhau. Theo các danh y, dược liệu trong cây cỏ xước có rất nhiều tác dụng hữu ích đối với cơ thể người. Tuy nhiên, cây thường có vị đắng, chua, tính bình. Nên khi sử dụng cây cỏ xước điều trị bệnh, bạn cần chịu khó uống.

Cỏ xước có tác dụng chữa các bệnh về thoái hóa khớp, phong thấp tê mỏi, phá huyết, tiêu ứ…Ngoài ra người ta thường sử dụng cây cỏ xước kết hợp với các loại cây khác như: ké đầu ngựa, cổ phục linh… dùng để chữa cho các bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp lâu năm, rất an toàn và hiệu quả.

Cách sử dụng:

Chữa phong thấp, viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp: Dùng 40g cỏ xước + 20g thổ phục linh + 30g hy thiêm + 20g cỏ mực + 12g ké đầu ngựa + 12g ngải cứu. Đem thuốc sắc lấy nước đặc uống mỗi ngày 1 thang.

Chữa thoát vị đĩa đệm: Chuẩn bị các vị thuốc gồm cỏ xước, cây chìa vôi, dền gai, cỏ ngươi, lá lốt, tầm gửi dưới dạng khô mỗi vị 30g. Dùng các vị thuốc trên nấu uống thay nước trong ngày. Ngoài ra nên kết hợp dùng cây chìa vôi tươi giã nhỏ với một chút muối rồi bọc trong một miếng vải mỏng và đắp bên ngoài vùng bị bệnh để làm tăng hiệu quả điều trị.

Lá lốt

la-lot-1633586636.jpg

Nhắc đến lá lốt người ta thường nghĩ đến nguyên liệu của một món ăn đường phố. Nhưng bạn nên biết rằng, lá lốt không chỉ là nguyên liệu nấu ăn mà còn là vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh. Với đặc tính dễ trồng và chăm sóc nên lá lốt được trồng phổ biến ở khắp mọi nơi. Với tính vị ấm, có tác dụng tán hàn, hạ khí, chỉ thống, nên lá lốt được sử dụng làm các vị thuốc nam.

Lá lốt là loại thảo dược chuyên trị các bệnh về đường tiêu hóa như: nôn mửa, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa, sình bụng, thận yếu… Ngoài ra, theo các nghiên cứu gần đây, cũng cho thấy được lá lốt là loại cây chữa được các bệnh về xương khớp. Lá lốt dùng để trị các chứng phong hàn thấp, tay chân lạnh, tê bại rất hiệu quả.

Cách dùng thuốc:

Chữa đau nhức xương khớp: Hàng ngày lấy 5-10g lá lốt dạng khô (tương đương 10-20g lá tươi) sắc với 2 chén nước lấy một chén uống khi còn ấm. Dùng liên tục khoảng 10 ngày liền tình trạng bệnh sẽ được cải thiện.

Chữa thoái hóa khớp: Kết hợp bài thuốc uống tương tự như trên với bài thuốc đắp từ lá lốt như sau: Lấy ngải cứu và lá lốt mỗi vị 20g, rửa sạch, giã nát. Sau đó xào nóng thuốc lên và chườm vào khớp bị bệnh, dùng băng gạc cố định lại 30 phút. Mỗi ngày thực hiện 1-2 lần tùy theo điều kiện cho phép.

Cây ngải cứu

cay-ngai-cuu-1633586625.jfif

Ngải cứu là loại cỏ sống lâu năm, thân có rãnh dọc. Với đặc tính thích nghi với khí hậu nóng, ngãi cứu mọc ở khắp mọi nơi trong cả nước, mà chẳng cần bỏ công chăm sóc quá nhiều. Nhưng chẳng phải vì điều ấy mà ngải cứu không có tác dụng đối với sức khỏe chúng ta. Bởi theo các phương thuốc Đông y, ngãi cứu là một trong những vị thuốc nam chữa các bệnh như: dị ứng, máu không lưu thông lên não, hoa mắt, đau đầu, đau dây thần kinh, nhức mỏi xương khớp… Ngoài ra theo nguồn thông tin từ các danh y, nếu như bạn muốn ngải cứu thêm tác dụng an toàn và tuyệt đối, bạn chỉ cần đem phơi khô chúng rồi vò thành bột mà uống, hiệu quả mang lại sẽ vô cùng tuyệt vời.

Cách dùng thuốc:

Chữa đau lưng: Dùng 1 nắm ngải cứu đem rang với muối cho nóng. Sau đó bọc hỗn hợp trên vào trong một cái khăn mỏng và đắp vào vị trí đau trên lưng. Khi hỗn hợp nguội thì rang lại cho nóng và đắp thêm 2-3 lần nữa. Nên thực hiện vào buổi tối để có được giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Chữa đau nhức cột sống lưng do vôi hóa cột sống: Chuẩn bị 1 nắm ngải cứu loại bánh tẻ, 2 thìa mật ong nguyên chất. Ngải cứu đem rửa sạch, say nhuyễn với 200ml nước. Chắt nước cốt ngải cứu rồi pha với mật ong chia làm 2 lần uống vào buổi sáng và buổi chiều. Dùng liên tục trong 1-2 tuần sẽ thấy các con đau thưa dần.

LƯU Ý: Để hỗ trợ điều trị bệnh từ các loại thuốc dân gian, bạn cần kết hợp với chế độ ăn uống và nghỉ ngơi lành mạnh, tránh làm việc nặng quá nhiều. Thuốc sẽ không mang lại hiệu quả tức thì, mà bạn cần sử dụng trong thời gian dài, bệnh sẽ giảm đi rõ rệt.