Hệ tiêu hóa
Khi bụng bạn không đói nhưng bụng lại phát ra những tiếng “ọc, ọc” đó chính là dấu hiệu bất thường của đường tiêu hóa, báo hiệu đến bạn. Lúc này bạn cần quan tâm nhiều hơn đối với sức khỏe, bạn nên niểm tra xem cơ thể có phù hợp khi ngủ điều hòa trong thời gian dài hay không, vì có thể ruột của bạn đang bị nhiễm lạnh, hít nhiều khí lạnh có thể gây ra tinh trạng đau thắt ruột.
Có thể là do bạn đang bị viêm dạ dày
Có thể khi bạn ăn quá no hoặc ăn những thức ăn không đảm bảo an toàn thực phẩm sẽ khiến cho đường tiêu hóa bị kích thích, từ đó mà có thắt mạnh, dẫn đến các khí và chất lỏng va chạm dữ dội, tiếng “ọc, ọc” sẽ kêu lên thường xuyên. Nếu gặp tình trạng này bạn nên đến ngay với bác sĩ, vì rất có thể bạn đang bị viêm da dày cấp tính hoặc xuất huyết tiêu hóa.
Viêm dạ dày ruột cấp tính cũng có thể gây nóng rát và đau ở vùng bụng trên, buồn nôn, nôn, tiêu chảy và chướng bụng. Trong trường hợp nghiêm trọng, các triệu chứng như sốt cao và hôn mê có thể xảy ra.
Chảy máu đường tiêu hóa có thể kèm theo nôn mửa và buồn nôn. Nếu lượng máu chảy ra quá nhiều, có thể xảy ra các triệu chứng như đánh trống ngực, đổ mồ hôi lạnh và da nhợt nhạt.
Tắc ruột
Nếu như bạn cảm thấy bản thân ăn ít nhưng lại cảm thấy quá no và những lần ợ hơi sau đó tăng lên kèm theo tiếng “ọc, ọc” điều đó đồng nghĩa với việc đường tuột của bạn không được trơn tru, chúng đang trong tình trạng tắt ruột.
Tắc ruột cấp tính và mãn tính dễ gây ra đau bụng quanh rốn, cơn đau sẽ tiếp tục tăng lên, kèm theo các triệu chứng như chướng bụng, buồn nôn và nôn, không thể trung tiện hoặc đại tiện được.
Tắc ruột cấp là tình trạng cấp tính thường gặp trong phẫu thuật, bệnh tiến triển nhanh có thể nguy hiểm đến tính mạng, nên đi khám càng sớm càng tốt..
Không dung nạp lactose
Lactose là đường chính (hoặc carbohydrate) tự nhiên có trong sữa. Thành phần của lactose là một phân tử đường lớn được tạo thành từ hai phân tử đường nhỏ hơn là glucose và galactose. Để cho đường sữa được hấp thụ vào ruột và cơ thể, trước tiên nó phải được tách thành glucose và galactose. Hai loại đường này sau đó được hấp thụ bởi các tế bào lót ruột non. Enzym có nhiệm vụ phân tách đường sữa thành glucose và galactose. Các enzyme này nằm trên bề mặt của các tế bào lót ruột non và được gọi là enzyme lactase.
Một số người sinh ra đã thiếu men lactase trong ruột non, điều này sẽ khiến đường lactose trong thức ăn không được ruột non hấp thụ, cuối cùng sẽ bị phân hủy thành nhiều loại khí khác nhau như carbon dioxide và oxy. Các khí này sẽ tạo ra axit lactic, làm tình trạng co thắt trầm trọng hơn, do đó đường ruột sẽ phát ra tiếng “ọc ọc”.
Bụng thường xuyên kêu réo, trước hết bạn cần xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này, nếu là do các bệnh lý nêu trên thì nên đến bệnh viện để điều trị càng sớm càng tốt.
Sau khi loại trừ nguyên nhân gây bệnh, có thể được giảm bớt tình trạng bụng kêu “ọc ọc” bằng những cách sau:
1. Khi ăn nên nhai chậm, không nên ăn quá no, quá nhanh, tránh nuốt quá nhiều không khí.
2. Uống ít đồ uống có gas. Ăn ít thực phẩm sinh khí, chẳng hạn như đậu phụ và các sản phẩm đậu nành, bắp cải, khoai lang và thực phẩm giàu protein
3. Không nên uống nước, trà ngay sau bữa ăn sẽ dễ làm loãng axit trong dạ dày và giảm khả năng tiêu hóa.
4. Khi bụng đầy hơi, hãy tích cực thải khí ra ngoài:
5. Xì hơi đúng lúc: Nếu có khí trong ruột, đừng nín xì hơi, nếu không tống hết những khí này ra ngoài.
Thực hiện bài tập sau: Khi bị đầy hơi, bạn có thể nằm trên giường, lấy rốn làm trung tâm xoa bụng theo chiều kim đồng hồ để thúc đẩy quá trình thoát khí.