Những điều cần biết về giãn tĩnh mạch chi dưới

Giãn tĩnh mạch là một bệnh lý thường diễn ra ở người đang trong độ tuổi trung niên. Do thói quen làm việc quá sức hoặc giữ nguyên tư thế đứng hoặc ngồi trong một thời gian dài mà dẫn đến mắc bệnh.

Bệnh giãn tĩnh mạch là gì?

benh-gian-tinh-mach-la-gi-1-1578489607206803421392-1637823535.png
Nguồn: Internet

Suy tĩnh mạch mạn tính là tình trạng phổ biến do hiện tượng trào ngược máu trong tĩnh mạch, gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch (d > 3mm), tĩnh mạch hình lưới (d = 1-3 mm) và tĩnh mạch mạng nhện (d < 1mm). Ở chi dưới, trào ngược tĩnh mạch có thể ở tĩnh mạch nông hay tĩnh mạch sâu. Tĩnh mạch nông liên quan đến tĩnh mạch hiển lớn, tĩnh mạch hiển bé và các nhánh của nó nằm giữa da và mạc cơ và có thể điều trị bằng phẫu thuật. Tĩnh mạch sâu liên quan đến tĩnh mạch đùi và tĩnh mạch sâu khác nằm dưới mạc cơ và khó điều trị bằng can thiệp.

Những trường hợp giãn tĩnh mạch nhẹ chỉ gây khó chịu hay mất thẩm mỹ nhưng nặng có thể dẫn đến phù chân cuối cùng là loét.

Biểu hiện của bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới

dau-hieu-gian-tinh-mach-1637823562.png
Nguồn: Internet

Ở giai đoạn đầu, biểu hiện bệnh thường không rõ ràng và thoáng qua. Người bệnh có cảm giác nặng chân, có thể thấy giày dép chật hơn bình thường. Trường hợp nặng hơn, người bệnh có thể thấy chân dễ mỏi, phù nhẹ khi đứng lâu ngồi nhiều, cảm giác như bị kim châm hay kiến bò vùng cẳng chân, chuột rút vào ban đêm… Người bệnh cũng có thể nhìn thấy mạch máu nhỏ li ti trên bề mặt da như mạng nhện (spider vein) hay lớn hơn và sâu hơn như dạng lưới ở lớp dưới da. Các biểu hiện trên có thể mất đi khi người bệnh nghỉ ngơi, các tĩnh mạch giãn chưa nhiều, lúc giãn lúc không nên người bệnh ít chú ý và dễ bỏ qua.

Vào giai đoạn tiến triển, chân người bệnh bắt đầu có biểu hiện phù ở mắt cá hay bàn chân. Vùng cẳng chân xuất hiện thay đổi màu sắc da, biểu hiện của loạn dưỡng do máu tĩnh mạch ứ lâu ngày. Các tĩnh mạch căng giãn gây cảm giác đau tức chân, máu thoát ra ngoài mạch gây phù chân. Hiện tượng này không mất đi khi nghỉ ngơi, trường hợp nặng hơn có thể thấy các búi tĩnh mạch nổi to rõ trên da thường xuyên, các mảng máu bầm trên da…

Khi giãn tĩnh mạch bước vào giai đoạn biến chứng, tĩnh mạch nông giãn to thành búi, bị viêm tạo huyết khối trong lòng. Kết hợp với tình trạng loét do thiểu dưỡng có thể tạo nên những ổ loét, nhiễm trùng…

Những giai đoạn tiến triển của bệnh

Phân loại lâm sàng CEAP có 7 nhóm (từ C0 – C6) được phân loại theo sự hiện diện của các triệu chứng.

20201110-145454-982066-gian-tinh-mach-1max-1800x1800-1637823561.png
Nguồn: Internet

Cách phòng ngừa bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới

Không đi đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu: Vì nếu ngồi hoặc đứng quá lâu sẽ khiến máu không thể lưu thông đều đến các cơ quan khác trên cơ thể. Từ đó dẫn đến suy giãn tĩnh mạch.

Khi nghỉ ngơi, nên kê chân cao: Máu sẽ dễ lưu thông đến vùng đầu hơn nếu bạn kê chân cao khi ngủ. Ngoài ra, tư thế này còn khiến cho tóc giảm đi hiện tượng bạc sớm.

Ăn nhiều chất xơ, vitamin và uống nhiều nước: Hỗ trợ cơ thể chống lại các bệnh liên quan đến xương khớp và quá trình tuần hoàn máu

Tăng cường tập luyện thể dục thể thao, nên tập đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày

Hạn chế đi giày cao gót: Bởi khi trọng lượng cơ thể bị dồn xuống hết tại mũi chân, khớp cổ chân sẽ ở trong tư thế gập quá mức, từ đó dẫn đến đau nhức. Nếu kéo dài sau một thời gian sẽ làm cho chân mắc chứng suy giãn tĩnh mạch.

Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai: Trong thuốc có chứa một số chất ức chế yếu tố chống đông máu và kích thích một số yếu tố đông máu sẽ làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông tĩnh mạch.