Tri ân Nhà giáo

Người bị viêm đại tràng có nguy cơ bị thủng đại tràng

Viêm đại tràng là bệnh lý xảy ra ở hầu hết nam và nữ, đặc biệt là độ tuổi trung niên. Người mắc bệnh thường là người có tiền sử hoặc sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh để chữa trị các bệnh thông thường khác.

Viêm đại tràng là gì?

viem-dai-trang-1-1638686847.jpg

Viêm đại tràng gây nhiều khó khăn cho sinh hoạt và công việc. Ảnh: T.L

Viêm đại tràng là một trong những bệnh về tiêu hóa với nhiều biểu hiện phức tạp. Thông thường người bệnh sẽ có cảm giác đau tức vùng bụng dưới như có tảng đá đè lên, đại tiện bất thường, phân không thành khuôn, kèm theo đầy hơi, chướng bụng, sôi bụng.

Nguyên nhân gây ra viêm đại tràng

nguyen-nhan-1638686847.jfif

Nguồn: Internet

Viêm đại tràng mạn do lao: Đây là trường hợp bệnh thường thứ phát sau lao phổi hoặc người bệnh bị viêm đại tràng lao ruột nguyên phát do nhiễm khuẩn lao qua đường ăn uống. Người bệnh thường có biểu hiện sốt nhẹ về buổi chiều, mệt mỏi, sức khỏe suy sụp, biếng ăn, rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy kéo dài, phân có chất nhầy và lẫn máu). Bệnh nếu để tiếp diễn có biến chứng trở thành bệnh tắc ruột và lao màng bụng.

Bệnh viêm ruột gây ra tình trạng viêm đại tràng: Bệnh viêm ruột cũng là một trong số các nguyên nhân gây nên viêm đại tràng và bệnh Crohn (do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công đại tràng dẫn đến tình trạng viêm loét đại tràng bắt đầu từ trong trực tràng và sẽ lan rộng khắp đại tràng).

Bệnh crohn: Bệnh xảy ra ở cả ruột non và ruột già với các triệu chứng tiêu chảy, đau hố chậu phải, đau bụng, sốt, dễ nhầm lẫn với bệnh viêm ruột thừa. Viêm đại tràng do bệnh crohn gây ra những tổn thương co thắt, phù nề, xơ hoá và dẫn đến hẹp lòng ruột dẫn đến tắc ruột, rò ruột, áp-xe và rò cạnh hậu môn.

Viêm loét đại tràng vô căn: Đây là tình trạng bệnh nhân mắc bệnh viêm đại tràng nhưng không tìm thấy nguyên nhân hoặc nguyên nhân xuất phát từ những rối rối loạn miễn dịch ở những bệnh nhân bị căng thẳng cực độ, quặn bụng từng cơn, cảm giác mắc đại tiện cấp thiết, phân có lẫn chất nhớt, nhầy máu kèm theo sốt, sụt cân là những triệu chứng thường gặp. Nếu không điều trị kịp thời bệnh để nặng có thể dẫn đến thủng ruột hoặc phình đại tràng và ung thư hóa.

Biến chứng nguy hiểm từ viêm đại tràng

bien-chung-1638686948.png

Giai đoạn phát triển bệnh viêm đại tràng. Ảnh: T.L

Khi người bệnh chủ quan, không đi khám hoặc không tuân thủ lời dặn của bác sĩ, sẽ có nguy cơ gặp phải các biến chứng như: chảy máu nặng, bị mất nước, sỏi thận, loãng xương,viêm da, khớp và mắt, bệnh gan; hay thành các căn bệnh nguy hiểm như: giãn đại tràng cấp tính (2-6%), thủng đại tràng (2,8%), chảy máu nặng (1-5%).

Nếu để bệnh lâu 8 - 10 năm có nguy cơ bị ung thư đại trực tràng - nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 sau ung thư dạ dày, ung thư phổi và ung thư gan.

Theo thống kê, hàng năm ở Việt Nam số ca mắc mới ung thư đại - trực tràng là hơn 8.700 ca và số ca tử vong là gần 6.000 ca.

Cách phòng bệnh

phong-tranh-benh-1638686847.jpg

Hạn chế ăn quá nhiều cùng một lúc. Ảnh: T.L

Tập thể dục thường xuyên: Bởi việc vận động đều đặn mỗi ngày sẽ giúp cơ thể ngày càng khỏe mạnh và dẻo dai. Ngoài ra, việc tập thể dục còn cải thiện hệ tiêu hóa, phòng tránh bệnh viêm đại tràng.

Kiểm soát stress: Bạn nên tham gia các hoạt động ngoài trời cùng người thân và gia đình để hạn chế tình trạng stress xảy ra. Vì khi stress sẽ làm dây thần kinh trở nên căng thẳng và tác động mạnh đến các mô cơ ở vùng bụng dẫn đến bệnh viêm đại tràng co thắt.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Tốt nhất, bạn nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều phần tránh ăn một lần sẽ gây nhiều áp lực cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, nên uống nhiều nước mỗi ngày, uống cả khi khát và không khát. Việc bổ sung các khoáng chất và vitamin cho cơ thể sẽ làm hệ tiêu hóa ngày càng trở nên khỏe mạnh

Không lạm dụng thuốc kháng sinh: Theo tổ chức Crohn’s and Colitis Foundation (CCF), các thuốc giảm đau không kê đơn hoặc theo toa sau đây có thể gây loét đường ruột: Thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen và aspirin, các thành phần ức chế COX-2 gồm các nhãn hiệu Celebrex và Vioxx…Bạn chỉ nên dùng thuốc giảm đau khi có lều lượng kê toa của bác sĩ.