Một số bài thuốc dân gian từ quả cau cực kỳ hiệu quả mà ít người biết

Hoàng Trường
Quả cau từ lâu đã sính lễ cưới quan trọng và được trồng ở nhiều nơi. Nhưng quả cau cũng là vị thuốc nam chữa được rất nhiều các chứng bệnh.
qua-cau1-1633588638.jfif

Cau là loại quả có công dụng tuyệt vời về chữa bệnh. Nguồn: Internet

Cau là loại quả xuất phát từ cây cau, khi còn sống trái có hình tròn và có màu xanh đậm. Nhưng khi về già trái chuyển sang màu vàng óng, rụng xuống đất. Những người lớn tuổi có thói quen ăn trầu thường dùng kèm thêm loại quả này, để tăng thêm hương vị. Song, những nghiên cứu cho thấy rằng, trong vỏ cau có hoạt tính chống vi khuẩn, đặc biệt là các loại vi khuẩn trong răng miệng. Do đó người ta thường dùng cau để làm sạch các mảng bám trên răng.

Ngoài ra, nhờ tác dụng của hoạt chất arecoline – một alkaloid có trong cau, sẽ tăng thêm nhiều năng lượng trong cơ thể. Vì vậy, dùng nhiều quả cau sẽ giúp bạn tỉnh táo và có trí nhớ tốt. Minh chứng là những người lớn tuổi thường ăn nhiều trầu cau sẽ giúp họ sống thọ và minh mẫn hơn những người bình thường.

Các bài thuốc dân gian từ quả cau:

qua-cau2-1633588831.jfif

Có nhiều các phương thuốc dân gian từ quả cau

Nguồn: Internet

Theo kinh nghiệm của các thầy thuốc Đông y từ ngàn xưa, khi gặp các chứng bệnh vặt trên cơ thể, bạn chỉ cần dùng các bài thuốc dưới đây, bệnh sẽ được cải thiện một cách rõ rệt:

Hỗ trợ chữa giun đũa và sán làm đau bụng, miệng ứa nước trong: Hạt cau khô thái nhỏ 80g cùng 2 bát rượu, sắc lấy 1 bát, chia uống dần trong 1 giờ cho hết. Hoặc sáng sớm ăn 80g hạt bí ngô đã rang chín, sắc 80g hạt cau với nước, lấy 600ml. Uống nước sắc hạt cau sau khi ăn hạt Bí 2 giờ, sau đó uống thuốc tẩy để sổ giun sán ra.

Làm thuốc cường dương: Rễ cau trắng ở dưới đất 40 – 60g sao vàng sắc uống. Dùng nhiều tán khí có hại.

Phù thũng, bụng đầy trướng, khó thở: Vỏ quả cau 12g, vỏ quýt 12g, vỏ rễ dâu 12g, vỏ gừng 12g, nước 2 bát nước sắc còn gần bát (khoảng 8/10 bát), chia uống 2 lần, 5 ngày là một liệu trình.

Chứng cước khí, sinh đầy bụng hoặc người già bị chứng đầy bụng: Hạt cau tán mịn, nấu nước vỏ quả cau uống với bột hạt cau tán mịn, mỗi lần 8g. Có thể dùng nước đạm đậu xị hoặc nước sắc tía tô.

Chốc đầu: Hạt cau già, đốt cháy, tán mịn, rắc lên đầu.

Phiên vị mửa ra nước chua: Hạt cau khô 40g, Trần bì 12g, tán bột, mỗi lần dùng 4g lúc đói, thêm ít mật ong thì tốt hơn.

Viêm ruột kiết lỵ: Hạt cau khô 1 – 2 hạt đập dập, vỏ dộp cây ổi 6g, sắc nước uống.

Sốt rét: Hạt cau 12g tán mịn, thường sơn 12g, sắc nước uống.

Hen suyễn: Tua cau rũ, đốt tồn tính, tán mịn, mỗi lần dùng 4 – 8g trộn với nước cháo, ăn rất hiệu nghiệm.

Hành kinh băng huyết hoặc sau khi sinh băng huyết: Buồng cau khô (rủ trên cây) 20g, sắc nước uống.

Hỗ trợ chữa tiêu chảy: Hạt cau 1g, vỏ lựu 8g, vỏ dộp ổi 5g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, mỗi lần 60ml.

Hỗ trợ trong việc chữa sốt rét: Hạt cau 2g, trường sơn 6g, thảo quả 1g, cát căn 4g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

Răng ố vàng: Dùng vỏ cau chà lên răng nhiều lần trong một ngày, làm như thế răng bạn sẽ dần mất đi các vết ố vàng và làm sạch mảng bám.

Ợ nóng: Cau 12g, đất Sét đỏ 30g (đun nóng), Hoàn phúc hoa 15g (bọc trong vải) Tô tử, Đinh hương, Bán hạ, mỗi thứ 6g, sắc uống

Hoàng Trường (t/h)