Giai thuong quang cao sang tao viet nam 2023

Mẹo giúp trẻ tăng cường đề kháng trong mùa Covid

Trong khi tình hình dịch bệnh của xã hội đang bước vào giai đoạn bùng nổ. Bạn cần bảo vệ sức khỏe cho gia đình và bản thân. Đặc biệt hơn, nếu như bạn có con nhỏ, nên chú ý đến những chế độ ăn uống để trẻ có thể tăng cường sức đề kháng
ntdvn-shutterstock-1383365132-1629629932.jpg

Bổ sung vitamin và khoáng chất

Thường xuyên cho trẻ ăn các món ăn cung cấp nhiều các loại Vitamin, Protein, kẽm cần thiết cho cơ thể. Ví dụ như bạn nên cho trẻ ăn các loại rau củ, quả, bổ sung các protein có trong có loại thịt, chất kẽm từ các loại hải sản tươi.

Rau, quả tươi có thể ăn ngay hoặc cũng có thể làm đông lạnh để giữ được phần lớn chất dinh dưỡng và hương vị. Chế biến bằng cách nấu súp, món hầm từ rau tươi hoặc những món khác sẽ bảo quản được lâu hơn và dự trữ ăn tiếp trong vài ngày. Những món này cũng có thể đông lạnh rồi hâm nóng lại khi ăn.

Ngoài ra, cần chú ý nâng cao thể trạng bằng việc bổ sung thêm các dạng siro, hay dạng cốm đa vitamin - khoáng chất khác cho trẻ em vì trong thành phần các sản phẩm này có chứa các thành phần như vitamin A, E, C, sắt, kẽm…

Uống nhiều nước

Trung bình mỗi người chúng ta cần uống 8 cốc nước mỗi ngày. Bạn nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước khi khát và uống nc cả khi bé không khát. Vì uống nhiều nước có thể tăng cường lượng nước cho mùa hè, nóng bức như hiện nay.

Hạn chế đồ dầu mỡ, đồ chiên rán, đồ ngọt

Dầu mỡ là các loại thức ăn không hề tốt cho hệ tiêu hóa và ảnh hưởng nhiều đến tim mạch, nghiêm trong hơn dẫn đến tinh trạng mỡ trong máu. Bạn nên chế biến các món ăn càng ít dầu mỡ càng tốt hoặc bạn có thể luộc, chưng cách thủy.

Bổ sung đa dạng các loại thực phẩm

d-2022711417-food-system-2-1629629946.jpg

Bạn nên cung cấp cho con chế độ ăn uống đầy đủ các dưỡng chất đặc biệt là các chất đạm, vitamin và khoáng chất. Vì đa số các bé thường có thói quen không thích ăn rau, điều này sẽ khiến cơ thể bé không đủ chất dinh dưỡng. Bạn cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng cho bé,

Ăn đủ đạm

Một chế độ ăn đủ đạm có vai trò rất quan trọng giúp cơ thể duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh và giúp nhanh lành bệnh. Chất đạm cung cấp nguyên liệu tổng hợp các tế bào bạch cầu và kháng thể chống lại vi khuẩn và virus xâm nhập cơ thể. Chất đạm có nhiều trong các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu/đỗ.

Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn

Hạn chế mua nhiều thực phẩm chế biến sẵn vì thức ăn nhanh, đồ ăn vặt và đồ tráng miệng đóng gói thường có nhiều chất béo bão hòa, đường và muối. Nếu phải mua đồ ăn chế biến sẵn, thì hãy nhìn kỹ nhãn sản phẩm và cố gắng chọn những thực phẩm chứa ít các chất này.

Cố gắng tránh không uống đồ ngọt, thay vào đó uống thật nhiều nước. Cắt thêm lát hoa quả hay rau rủ như chanh, chanh vàng, dưa chuột hoặc dâu vào nước uống là cách để tăng thêm hương vị.

Rửa tay khi sờ nắm vật lạ

bat-mi-11-cach-vui-nhon-de-me-giup-be-rua-tay-thuong-xuyen-202008101356333676-1629629946.jpg

Như tình hình hiện nay, bạn cần nhắc trẻ sau khi đã cầm nắm những vật gì từ người khác hoặc bất kể lúc nào đưa tay vào miệng, mắt, mũi cũng cần phải rửa tay cho thật sạch. Để tránh những điều không hay xảy ra.

Không cắt bữa, bỏ bữa của trẻ

Giãn cách xã hội đôi khi khiến phụ huynh và trẻ bị rối loạn về giờ giấc sinh hoạt. Bố mẹ cho con ngủ nướng rồi bỏ bữa sáng, hay ăn giữa bữa, các bữa ăn không điều độ, đúng giờ, ăn bất kì lúc nào khi đói, nhất là ăn bữa khuya… sẽ tăng nguy cơ thừa cân, béo phì ở trẻ.

Sau đó, khi thấy con tăng cân quá mức lại cắt giảm bữa ăn đột ngột, hay bắt con nhịn ăn, bỏ bữa cũng tác động xấu đến thể trạng của trẻ. Do cơ thể trẻ đang tăng trưởng và phát triển nên trong điều trị thừa cân, béo phì ở trẻ em không đặt ra vấn đề giảm cân, mà mục tiêu chính là làm giảm tốc độ tăng cân hay tránh tăng cân thêm ở trẻ và vẫn bảo đảm tăng chiều cao theo tuổi. Cần phối hợp song song việc điều chỉnh chế độ ăn thích hợp theo tuổi với tăng cường hoạt động thể lực.