Giai thuong quang cao sang tao viet nam 2023

Không phải loại rau nào cũng có thể ăn lẩu được, đọc ngay bài viết dưới đây để không rước bệnh vào người

(Sống Khỏe Plus) – Có thể nói ăn lẩu trong mùa đông lạnh là một thú vui và thói quen của rất nhiều người. Ngoài các nguyên liệu chính như là hải sản hay các loại thịt, thì rau ăn cũng là một sự lựa chọn không hề tệ. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại rau đều có thể ăn cùng với lẩu.

Ăn lẩu mang lại nhiều lợi ích

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sử dụng nhiều rau xanh trong quá trình lẩu là sự lựa chọn thông minh và rất tốt cho sức khỏe. Vì chúng có tác dụng giải nhiệt, điều hòa cơ thể, trừ nóng và giải độc. Tuy nhiên bạn cần chú ý là, việc rau ăn lẩu không đảm bảo, bạn có thể gây hại cho sức khỏe của mình.

Hiện nay, các loại rau ăn lẩu phổ biến rất an toàn và có lợi cho sức khỏe khi ăn lẩu như: rau muống, cải ngọt, cải thảo, cải xoong, mướp đắng, ngó sen, khoai tây, cà rốt… vừa tốt cho dạ dày lại giúp điều hòa thân nhiệt cực tốt.

Để tránh ngộ độc rau khi ăn lẩu, bạn cần chú ý mua rau có nguồn gốc rõ ràng, rửa thật sạch và tránh sử dụng thực phẩm kỵ với rau. Nên chọn mua rau ở những cửa hàng rau sạch, có nguồn gốc rõ ràng. Bởi rau xanh hiện thường được sử dụng các loại hóa chất tăng trưởng, thuốc trừ sâu... hay được trồng trong môi trường ô nhiễm.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo rằng, những người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu, phong thấp nên ít ăn hoặc không nên ăn lẩu nhiều đạm mỡ. Bởi vì lẩu chứa nhiều gia vị, thực phẩm đôi khi không để ý sẽ có nguy cơ gây hại cho thai nhi vì vậy phụ nữ có thai nên hạn chế ăn lẩu.

Chất cay trong lẩu sẽ gây tổn thương đến dạ dày, tuyến tụy. Do đó, những người mắc bệnh dạ dày, đường tiêu hóa yếu không nên ăn các loại lẩu nhiều chất đạm, hải sản mà nên chọn lẩu nấm hay lẩu thanh đạm.

Các loại rau và lẩu không nên ăn cùng nhau

1. Lẩu gà không ăn cùng rau kinh giới

Theo Đông y thịt gà là vũ cầm, thuộc phong mộc về tạng can. Còn kinh giới vị cay tính ấm phá kết khí, hạ ứ huyết. Nếu ăn thịt gà mà kèm rau kinh giới có thể xảy ra hiện tượng chóng mặt, ù tai, run rẩy, ngứa ngáy…

2. Không ăn lẩu hải sản với cà chua

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, những món giàu Vitamin C rất kỵ với hải sản, trong khi đó cà chua lại chứa rất nhiều Vitamin C. Khi kết hợp với asen pentavenlent có trong tôm, cua, sò ốc… sẽ tạo thành Asen Trioxide. Nếu ăn nhiều, có thể bạn sẽ đối mặt với nguy cơ ngộ độc, thậm chí là nguy hiểm tính mạng.

3. Rau mồng tơi không ăn cùng lẩu bò

Các thầy thuốc Đông y cho biết, thịt bò có tính ôn (ấm) còn rau mồng tơi lại có tính hàn, vị chua, trơn nhầy… Kết hợp 2 thứ này lại sẽ khiến người ăn bị đau bụng, nhẹ thì đầy bụng khó tiêu, nặng thì gây táo bón.

4. Không ăn lẩu cua với khoai tây, khoai lang

Lẩu riêu cua tuyệt đối không ăn với cần tây và khoai lang và khoai tây. Cua ăn chung với cần tây sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu protein của cơ thể, còn khi ăn chung với khoai lang, khoai tây dễ gây sỏi trong cơ thể.