Giai thuong quang cao sang tao viet nam 2023

Giải mã những ẩn khuất trong tình yêu

Ông hoàng Thơ tình Xuân Diệu đã từng nói “Làm sao cắt nghĩa tình yêu”, quả là không sai. Bởi trong tình yêu chứa nhiều những ẩn khuất cũng như những bí mật mà không thể nào hiểu hết được. Nếu như bạn hiểu hết được những điều đó, thì cũng là lúc tình yêu ra đi.

Nếu như bạn không thể hiểu hết được những điều ẩn khuất trong tình yêu. Thì hãy dần thông cảm cho những điều ấy. Vì nếu không có nó, tình yêu của bạn sẽ dần không còn những màu sắc nữa. Bởi có thử thách có những bí mật chưa được giải bày, thì tình yêu mới trở nên bền lâu, thú vị.

Người ấy nói đùa hơi gay gắt với giọng điệu hờn dỗi

r-2021-07-21t131258842-1626848002.jfif

Cười có thể là một cách tuyệt vời để giảm căng thẳng của bất kỳ tình huống khó khăn nào, nhưng nó cũng có thể là một cách để che giấu cảm giác khó chịu. Khi người ấy bắt đầu trở nên thất vọng và khó chịu trong mối quan hệ, điều đó có thể dễ dẫn đến sự đả kích. Cách cười cợt như vậy có thể là biểu hiện của sự thất vọng thực sự đằng sau vấn đề.

Những kiểu đùa châm chọc này, đến từ một mối bất mãn tiềm ẩn, thường có khuynh hướng vạch ra những sai sót trong hành vi của bạn. Ví dụ, được ngụy trang bằng một tiếng cười khúc khích, là cách người ấy chê bai bạn về vấn đề làm sạch giường, người ấy muốn ám chỉ rằng thật ra bạn chưa làm sạch hoàn hảo bất cứ thứ gì.

Để tỏ ra là người biết cảm thông, bạn sẽ phải xác định lời nói của người ấy là lời nói đùa cho vui hay là những lời phê bình thực sự.

Người ấy thường phòng thủ không lý do

Giống như những trò đùa nặng về phê bình, các phản ứng phòng thủ thường xuyên thường đóng vai trò như một bức tường ngăn cách mỏng manh giữa bạn và người bạn đời. Phòng thủ chỉ đơn giản là một cách để người ấy tránh phải chịu trách nhiệm cho bất kỳ vấn đề nào có thể phát sinh, và cuối cùng họ đổ lỗi cho bạn về mọi chuyện. Điều này không phải lúc nào cũng đến từ một cơn giận dữ, và cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy sự thất vọng của chính bản thân người ấy, cũng như sự thất vọng của người ấy đối với bạn.

Nếu mối quan hệ của bạn chứa quá nhiều những chỉ trích và hành vi phòng thủ, chắc chắn cần phải giải quyết các vấn đề. Khi người ấy có biểu hiện phòng thủ là do kết quả của những cuộc đấu tranh trong quá khứ với ý định tự bảo vệ mình. Trong những tình huống như thế, hãy tiếp cận với người ấy và hỏi xem họ cần gì ở bạn đồng thời cố gắng hiểu điều gì đã khiến họ cảm thấy cần phải tự vệ. Tốt hơn hết là bạn nên tránh xa các đề nghị, ra lệnh hoặc chỉ trích, chẳng hạn như trừng phạt họ vì đã không dành thời gian cho bạn, vì điều này có thể sẽ gây ra tình trạng phòng thủ nhiều hơn nữa.

Người ấy không đáp ứng với những cử chỉ âu yếm

Đó là điều khá bình thường đối với các đôi vợ chồng đã lâu không có những hành vi yêu đương và thân mật thường xuyên với nhau. Theo Caleb Backe, chuyên gia về Sức khỏe và Hạnh phúc cho Maple Holistic, hầu hết các cặp vợ chồng đều thích tìm một không khí lành mạnh và hạnh phúc cho cả hai người. Sự mất cân bằng có thể xảy ra khi người ấy trở nên kém hưởng ứng hơn và ít chấp nhận những biểu lộ tình cảm từ phía bạn. Phản ứng theo bản năng, đặc biệt là trong một thời gian dài, là sự giật mình, cảm thấy bị xúc phạm, và ngay sau đó sẽ phản kháng lại bạn.

Tuy nhiên, điều quan trọng là những lúc như vậy hãy dành một chút thời gian để xem xét lại lời nói, hành động và cảm xúc của chính bạn để hiểu đầy đủ vai trò của bạn trong vấn đề thiếu hưởng ứng lại sự bày tỏ tình cảm đột ngột này, và để tránh đưa ra một kết thúc kém vui hoặc giả tạo. Khi tiếp cận với người bạn đời về mối quan tâm này, bạn nên có một tâm trạng bình tĩnh, sẵn sàng cảm thông và vị tha.

Người ấy ít thể hiện sự quan tâm khi ở bên nhau

Cuộc sống có nhiều mối bận tâm liên quan đến công việc, giữ gìn sức khỏe và duy trì nhiều mối quan hệ khác nhau. Nhưng có vẻ như người ấy dường như quá bị chi phối, kể cả trong thời gian được cho là tập trung dành cho nhau. Người ấy có thể bị vùi đầu vào điện thoại hoặc máy tính xách tay, và thường có vẻ mất tập trung khi nói chuyện với bạn. Theo bản năng, bạn có thể cho rằng vấn đề tùy thuộc ở bạn hoặc mối quan hệ của bạn, và nhìn thẳng vào vế đề có vẻ như là lựa chọn tốt nhất.

Bất chấp bản năng cổ hữu của bạn, có một cách tiếp cận nhẹ nhàng là hãy trở nên thích nghi hơn trong các tình huống như thế này, vì rất có thể mối bận tâm của người ấy không có liên quan gì đến bạn, và có khi chính người ấy cũng có thể không biết được nguyên nhân. Điều quan trọng trước tiên là tạo một không gian an toàn để chia sẻ và thảo luận về bất kỳ vấn đề nào có thể xảy ra trong cuộc sống của người bạn đời. Rất có thể bạn sẽ phát hiện ra rằng vấn đề chỉ là tạm thời về bản chất và mối quan hệ của bạn sẽ phát triển mạnh mẽ hơn bằng cách hãy dành chỗ cho những cuộc trò chuyện lành mạnh, không đổ lỗi cho lẫn nhau.

stt-tinh-yeu-ngot-ngao-2-1626848002.jpg

Người ấy thường xuyên quên hoặc không trả lời tin nhắn hay cuộc gọi

Một yếu tố quan trọng của hình thức giao tiếp cơ bản này là có đi có lại, yếu tố cho và nhận liên tục đòi hỏi cần được duy trì. Theo thời gian, bạn có thể thấy rằng các phản hồi của người ấy trở nên không thường xuyên hơn và số lượng cuộc gọi nhận được mỗi ngày giảm đi. Mặc dù nó có thể là một dấu hiệu của sự thất vọng của người ấy đối với bạn, điều quan trọng là hãy lùi lại một bước và nhìn vào bức tranh tổng thể.

Với giá trị của việc đáp lại tình cảm của nhau, lựa chọn tốt nhất trong những tình huống này có thể sẽ lôi kéo bạn trở lại, đến một mức độ phù hợp. Cho đến khi nào bạn thấy mình phải chật vật để duy trì liên lạc thường xuyên với người yêu, có lẽ đã đến lúc đưa ra một cuộc thảo luận về thói quen nghe điện thoại của người ấy.

Người ấy bỏ đi để tránh xung đột

Những bực dọc nho nhỏ có thể được giải quyết bằng sự rõ rệt, trung thực và cởi mở. Thật không may, một số kích thích có thể thúc đẩy người ta đến chỗ thất vọng và phá hoại mối quan hệ, cho dù vô tình hay cố ý. Họ thường sẽ từ chối đối phó với bất kỳ xung đột nào và thích quay lưng đi khi phải đối mặt với một cuộc thảo luận nghiêm túc hoặc một cuộc gây hấn. Điều này có thể cực kỳ có hại cho mối quan hệ và theo Tiến sĩ Fran Walfish, nhà trị liệu tâm lý và tác giả quyển “Con đường chắc chắn dẫn đến sự sụp đổ trong mối quan hệ”.

Trong những tình huống như thế, thường chỉ có hai lựa chọn, đầu tiên đơn giản hãy để cho người ấy cứ việc hành động theo ý mình. Lựa chọn thứ hai là tạo cơ hội cho người ấy và bạn có một cuộc trò chuyện thực sự. Vào những lúc như vậy, việc lắng nghe tích cực có thể mang tầm quan trọng tương đương hoặc lớn hơn so với khi truyền đạt các vấn đề. Đảm bảo rằng người bạn đời của bạn không cảm thấy có bất kỳ ý kiến nào gây áp lực với họ và họ cảm thấy được tôn trọng, công nhận và yêu thương chỉ là bước đầu tiên để xây dựng lại bất kỳ cây cầu bị hỏng nào.

Người ấy thường xuyên muốn được ở một mình

Mọi người đều cần có một không gian riêng tư và điều quan trọng là cả hai người đều có nhu cầu dành nhiều thời gian tập trung cho bản thân họ. Nhưng khi người ấy yêu cầu được ở một mình một cách thường xuyên, thì đó có thể là dấu hiệu xuất hiện một sự phiền toái tiềm ẩn trong mối quan hệ, hoặc nó có thể phát sinh từ những hoàn cảnh áp đảo khác của cuộc sống. Bất kể lý do là gì, điều tốt nhất bạn có thể làm khi người ấy cần có không gian riêng là hãy tôn trọng họ, và hãy biết lắng nghe khi họ cần. Điều này có thể khó khăn, đặc biệt nếu sự chia cách có thể là một nguyên nhân gây lo lắng cho bạn.

Tuy nhiên, điều quan trọng là hãy xem các tình huống này như một dịp để bạn dành nhiều thời gian hơn cho bản thân và có được cảm giác độc lập hơn. Dù sao, điều quan trọng không kém là hãy sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ. Khi người ấy tách riêng ra, hãy tự vấn rằng bạn có đóng vai trò nào trong đó không, đồng thời tôn trọng yêu cầu của họ. Nếu các bạn càng có nhiều cơ hội để thấu hiểu quan điểm của người bạn đời, thì mối quan hệ càng có nhiều khả năng để phát triển.