Dùng quá nhiều nước cốt dừa chưa hẳn đã có lợi cho sức khỏe!

Nước cốt dừa có mặt trong nhiều món ăn Nam Bộ. Nó làm tăng quá trình tổng hợp cholesterol xấu, vốn là nguy cơ gây bệnh tim mạch.

Theo bác sĩ Đào Thị Yến Phi, Trung tâm Đào tạo Cán bộ Y tế TP.HCM, rất nhiều món ăn miền Nam như bánh tầm bì, bánh xèo, bánh khọt, chè xôi, bánh ít, bánh nếp… có sử dụng nước cốt dừa. Đây là loại chất béo thực vật có hàm lượng acid béo no rất cao.

Do đó, dù bản thân không chứa cholesterol nhưng nó có thể làm gia tăng quá trình tổng hợp cholesterol nội sinh, nhất là các dạng không có lợi cho sức khỏe như LDL. Việc bớt dùng nước cốt dừa có thể làm giảm đi nguy cơ béo phì, rối loạn lipid máu, hội chứng chuyển hóa, tiểu đường type 2.

1625702938-maxresdefault-1626008133.jpg

Nếu ăn nhiều nước cốt dừa sẽ tăng nguy cơ béo phí và các bệnh về tim mạch

Nguồn: Internet

Một nhược điểm nữa là tập quán ăn uống của người Nam Bộ là hay nướng thực phẩm bằng lửa trực tiếp bằng than, củi hay rơm. Chúng tạo ra nhiều khói với các hợp chất có oxy gốc lưu huỳnh, ni – tơ… Đó là những chất oxy hóa mạnh, có thể làm tổn hại tế bào và tạo tổn thương tiền ung thư. Các chất này có trong thực phẩm cháy, nhất là thịt.

Để khắc phục, bác sĩ Phi Yến khuyên nên tránh để thức ăn trực tiếp tiếp xúc với lửa bằng cách sử dụng các loại vỉ nướng hoặc giấy bạc. Thời gian chế biến, nhiệt độ chế biến nên được điều chỉnh vừa phải.

Nhiều món ăn đặc sản Nam Bộ khá mặn như bún Mắm, mắm thái ăn với thịt luộc, mắm kho, mắm chưng trứng… Việc có quá nhiều muối trong các món ăn khóai khẩu này có thể là mối nguy cơ cho sức khỏe, nhất là đối với những người bị bệnh cao huyết áp, có bệnh tim mạch, gan, thận. Để khắc phục nên bớt ăn mắm và uống các loại nước mát có tác dụng lợi tiểu như rễ tranh, mía lau, mã đề… nhằm đào thải bớt lượng natri dư thừa.

bun-mam-co-them-thit-heo-quay-1626008133.jpg

Ăn nhiều thức ăn mặn sẽ khiến cơ thể bạn mắc các bệnh về huyết áp

Nguồn: Internet

Bác sĩ Phi Yến cũng cho rằng, ưu điểm lớn nhất trong các loại thực phẩm Nam Bộ là rất đa dạng – một tiêu chuẩn vàng của dinh dưỡng. Các món ăn truyền thống như: lẩu mắm, cá lóc nướng trui, bánh xèo, bánh khọt… thường là tập hợp của rất nhiều loại nguyên liệu. Chỉ tính riêng một dĩa rau dùng cho món bún mắm hoặc bánh cuốn thịt heo đã có trên 20 loại. Sự đa dạng này sẽ giúp người dân Nam Bộ nhận được đầy đủ các dưỡng chất cần thiết.