Giai thuong quang cao sang tao viet nam 2023

Cách phòng ngừa bệnh tay, chân, miệng ở trẻ em

Tay, chân, miệng là bệnh lý thường diễn ra ở trẻ em, đặc biệt là trong thời tiết lạnh khi vi khuẩn dễ dàng sinh trưởng. Nếu không có phương pháp điều trị kịp thời, bệnh sẽ dễ dàng khiến trẻ bị suy hô hấp và viêm màng não.

Tay chân miệng (HFMD- Hand, foot and mouth disease) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, có biểu hiện đặc trưng là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước xuất hiện tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và bên trong miệng của trẻ, đầu gối và mông.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1), hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có diễn biến nhanh, nặng và gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí chỉ trong nửa ngày đã có thể chuyển độ. Ở nhiều trường hợp nặng, trẻ có thể gặp chuyển độ nhanh đột ngột, có khi bỏ qua độ 2 và vào độ 3 đột ngột, dẫn đến nguy cơ suy hô hấp và diễn tiến biến chứng nặng nhanh. Chính vì vậy, phụ huynh cần đặc biệt chú ý phòng bệnh cho trẻ.

Bệnh tay chân miệng chủ yếu do nhóm virus đường ruột Enterovirus gây nên, thường gặp nhất là Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71. Trong đó, virus Coxsackie A16 ít gây ra các biến chứng về thần kinh và có thể tự khỏi trong vài ngày. Ngược lại, virus Enterovirus typ 71 (EV71) gây nhiều biến chứng nguy hiểm viêm não, viêm màng não, viêm phổi, viêm cơ tim và có thể dẫn đến tử vong.

Ngoài Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71, một số chủng virus nhóm A khác như Coxsackie A4-A7, A9, A10 hoặc virus Coxsackie nhóm B (B1-B3, và B5) cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

Các dấu hiệu bệnh tay chân miệng

dau-hieu-tay-chan-mieng-1638771380.jpg
Dấu hiệu bệnh tay, chân, miệng. Ảnh: T.L

Nổi ban trên da: Đây là dấu hiệu đặc trưng thường gặp khi trẻ bị chân tay miệng. Trong 1-2 ngày khi phát bệnh, trẻ sẽ có những nốt hồng ban đường kính vài mm nổi trên nền da bình thường, sau đó trở thành bọng nước.

Những ban đỏ này xuất hiện nhiều ở ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông. Những nốt ban có kích thước từ 2-5mm ở giữa có màu xám sẫm và có hình bầu dục. Dấu hiệu nổi ban trên da bé thường không đau, không ngứa và có thể kéo dài tới 10 ngày.

Loét miệng: Khi các ban đỏ xuất hiện quanh miệng sẽ gây loét miệng. Những vết loét thường có đường kính từ 4-8mm và ở trong miệng, trên lưỡi và vòm miệng của trẻ khiến bé gặp khó khăn khi nuốt. Với những dấu hiệu bệnh chân tay miệng này nhiều cha mẹ lầm tưởng bé bị viêm loét miệng thông thường.

Sốt: Sốt nhẹ hoặc sốt cao. Sốt cao không thể hạ là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng.

Cách phòng ngừa bệnh đối với trẻ em

v-1638771380.png
Nguồn: Internet

Nhắc trẻ rửa tay thường xuyên dưới xà phòng nhiều lần trong một ngày, đặc biệt là trước và sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đối với phụ huynh trước khi bế trẻ hoặc cho trẻ ăn cũng cần rửa tay thật kỹ bằng xà phòng để ngăn ngừa bệnh

Thực hiện tốt việc ăn chín, uống sôi. Các vật dụng mà trẻ thường xuyên sử dụng như: đồ chơi, bình sữa, chén ăn…trước khi cho trẻ sử dụng cần được chần xơ qua nước xôi và rửa thật sạch để tránh nguy cơ lây lan bệnh. Đảm bảo rằng, trẻ sẽ không đưa tay vào miệng, đưa đồ chơi vào miệng hoặc bốc các thực phẩm bằng tay. Vì chính điều này sẽ dễ dàng đưa vi khuẩn tay chân miệng vào cơ thể trẻ.

Thường xuyên lau các bề mặt và dụng cụ mà trẻ tiếp xúc hằng ngày như: đồ dụng học tập, tay nắm cửa, vịn cầu thang…bằng các dụng dịch sát khuẩn. Luôn giữ nhà cửa gọn gàng sạch sẽ cũng là một trong những biện pháp phòng bệnh.

Không nên cho trẻ tiếp xúc với bệnh nhân khi mắc bệnh, vì chúng rất dễ gây lây lan

Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bệnh cần báo ngay với trung tâm y tế gần nhất để được sự giúp đỡ và cách xử lý.