1.Coi trọng bữa sáng
Menu 3 bữa ăn chính trong ngày thì bữa sáng là quan trọng nhất. Ăn uống đầy đủ vào bữa sáng giúp bổ sung đầy đủ nguồn năng lượng cho cơ thể khỏe mạnh.
Thực đơn bữa sáng nên hạn chế ăn đồ chứa nhiều dầu mỡ và các món chiên, xào để giảm nguy cơ béo phì. Bữa sáng bao gồm cơm kèm với súp, cá nướng và sữa đậu nành là đủ dinh dưỡng cho cơ thể rồi đấy!
2. Ăn nhạt để ngăn ngừa các loại bệnh về tim mạch
Thói quen ăn nhạt giúp bạn giảm nguy cơ mắc các loại bệnh về tim mạch, phòng ngừa đột quỵ, tiểu đường... Các món ăn có vị vừa phải, được chế biến từ nguyên liệu tươi, giữ lại được hương vị tự nhiên giúp cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.
Giữ thói quen ăn nhạt giúp cho gia đình bạn luôn mạnh khỏe, giảm thiểu nguy cơ bệnh tật.
3. Ăn nhiều cá để bổ sung protein
Cá là món ăn quen thuộc trong bữa cơm của mỗi gia đình. Tuy nhiên không phải bà nội trợ nào cũng thích sử dụng nguyên liệu này để nấu ăn. Thói quen ăn nhiều cá vô cùng có lợi cho sức khỏe bởi đây là loại thực phẩm ít béo, giàu omega-3 và protein.
Các dưỡng chất có trong cá giúp tăng cường trí nhớ, tốt cho hệ tiêu hóa và tim mạch. Vì vậy các mẹ hãy giữ thói quen ăn cá thường xuyên để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.
4. Sử dụng món ăn giàu đạm thực vật
Hãy tạo thói quen ăn các món ăn giàu đạm thực vật cho các thành viên trong gia đình. Những món ăn được chế biến từ các loại hạt họ đậu như đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ... thường rất tốt cho cơ thể.
Lượng protein phong phú trong các loại đậu có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư, hạn chế các bệnh lý liên quan đến tim mạch. Các món ăn từ họ đậu rất giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe của con người.
5. Ăn món súp lên men tốt cho hệ tiêu hóa
Người Nhật rất coi trọng nguyên tắc nấu ăn ichiju-sansai - nguyên tắc một món súp và ba món chính. Trong bữa ăn của họ, món súp và thực phẩm lên men là điều không thể thiếu. Nhờ nguyên tắc này mà người Nhật luôn khỏe mạnh và sống thọ nhất thế giới.
Các bà nội trợ nên nấu cho gia đình món súp từ đậu nành lên men để tăng cường hoạt động của các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, hỗ trợ tối đa cho hệ tiêu hóa giúp bữa ăn ngon miệng.
6. Ăn nhiều trái cây và rau xanh
Trái cây và rau xanh chứa nhiều vitamin và dưỡng chất cho cơ thể. Loại thực phẩm này có tác dụng chống oxy hóa, làm đẹp da, giúp duy trì vóc dáng khỏe đẹp. Hãy bổ sung trái cây và rau xanh vào thực đơn mỗi ngày để cơ thể luôn khỏe mạnh và tươi trẻ.
7. Sử dụng chất béo có nguồn gốc thực vật
Sử dụng chất béo có nguồn gốc thực vật như dầu ôliu, dầu đậu nành, hạt hướng dương... giúp giảm lượng lớn cholesterol xấu trong cơ thể. Điều này có tác dụng đẩy lùi xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ béo phì, gia tăng tuổi thọ. Hãy dùng dầu thực vật trong bữa ăn hàng ngày để bảo vệ sức khỏe.
8. Ăn thực phẩm giàu chất xơ ít nhất mỗi ngày 1 lần
Chất xơ có tác dụng đào thải các chất cặn bã có hại ra khỏi cơ thể con người. Do đó bạn nên ăn thực phẩm giàu chất xơ ít nhất mỗi ngày 1 lần. Các loại hạt giàu chất xơ như yến mạch, khoai lang, ngô, lúa mạch không chỉ tốt cho cơ thể nó còn có tác dụng giúp bạn duy trì vóc dáng cân đối.
Hãy là một bà nội trợ thông minh bằng cách tạo thói quen ăn uống lành mạnh cho cả gia đình nhé!