Nuốt khó, thay đổi giọng nói là triệu chứng của bệnh nhược cơ

Theo thống kê của các bác sĩ chuyên khoa, những đối tượng thường mắc bệnh nhược cơ là phụ nữ trẻ tuổi và những người có tiền sử về bản thân hoặc gia đình mắc các bệnh lý liên quan đến tuyến ức. Tuyến ức làm tăng sản xuất các tự kháng thể trong cơ thể tấn công các thụ thể của acetylcholine dẫn đến nhược cơ.

Nhược cơ là một bệnh thần kinh – cơ, đặc tính là yếu và mệt mỏi các cơ vân. Tình trạng đó là do sự giảm về số lượng các thụ thể axetycolin (acétyncholine = AchRs) ở chỗ nối thần kinh – cơ do một số kháng thể trung gian tự miễn phá hủy gọi là kháng thể chống thụ thể axetycolin. Theo thống kê các nước châu Âu và châu Mĩ, tuổi trung bình hay mắc bệnh nhất là 10 – 30 tuổi và 60 – 70 tuổi. Tuối dưới 40 nữ mắc nhiều hơn nam, trên 40 tuổi ngược lại, nam nhiều hơn nữ.

Nhược cơ được xếp vào bệnh tự miễn, do sự tồn tại các tự kháng thể chống lại thụ thể acetylcholin trên màng tế bào cơ tại các vùng tiếp nối thần kinh cơ hậu synap. Điều này dẫn đến các tín hiệu do dây thần kinh dẫn truyền tới không được tế bào cơ tiếp nhận. Tình trạng suy giảm sức cơ là một quá trình mãn tính, tiến triển, và nặng dần lên về cuối ngày. Bệnh nhược cơ còn được ghi nhận có liên quan đến các bệnh lý tuyến ức trong 75% bệnh nhân, trong đó u tuyến ức gặp trong 15% các trường hợp. Một số bệnh tự miễn khác như viêm đa cơ, viêm loét đại tràng, viêm khớp dạng thấp gặp trong 10% tổng số trường hợp.

Bệnh nhược cơ không phải là một bệnh lý phổ biến, nhưng có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Phụ nữ là đối tượng bị ảnh hưởng gấp đôi nam giới, thường gặp ở phụ nữ trẻ dưới 40 tuổi hoặc trên 70 tuổi và nam giới trên 50 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh trung bình khoảng 0,5/100.000 người.

Triệu chứng bệnh nhược cơ

trieu-chung-1637573103.jfif
Cơ tay chân yếu là dấu hiệu của bệnh nhược cơ. Ảnh: T.L

- Yếu cơ vùng đầu mặt cổ: sụp mi, nhìn đôi, nhìn mờ, liệt mặt, nuốt khó, nhai khó, đùn nước bọt, thay đổi giọng nói, đầu thường rũ xuống, nét mặt thường buồn rầu, mệt mỏi.

- Yếu cơ tay chân, trong những cơn nhược cơ bệnh nhân thậm chí không nhấc được tay lên.

- Yếu các cơ hô hấp: khó thở, suy hô hấp cấp.

Các triệu chứng yếu cơ thường xuất hiện vào cuối ngày, hoặc sau khi vận động nhiều và thuyên giảm khi người bệnh nghỉ ngơi. Các cơ thường bị ảnh hưởng một bên, không đối xứng, và có các biểu hiện rối loạn khác nhau. Phản xạ thần kinh và cảm giác của người bệnh thường không bị tổn thương.

Cách phòng ngừa bệnh nhược cơ

yoga-1637573103.jpg
Những bài thể dục đơn giản tại nhà sẽ giúp bạn phòng tránh bệnh nhược cơ. Ảnh: T.L

Nhược cơ là bệnh lý tự miễn mà không có biện pháp phòng ngừa triệt để. Tuy nhiên, các nên áp dụng các biện pháp sau để hỗ trợ việc phòng ngừa tốt hơn:

- Nên ăn uống đa dạng các loại chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là các loại rau xanh và trái cây. Đặc biệt là chuối và đu đủ vì đây là hai loại trái cây có rất nhiều dưỡng chất cho cơ.

- Cần có chế độ luyện tập thể dục thể thao hợp lý, tránh tần suất tập quá nhiều hoặc quá nặng. Vì chúng có thể ảnh hưởng đến các nhóm cơ trong cơ thể.

- Đến gặp ngay các bác sĩ chuyên khoa khi có những biểu hiện bất thường trên cơ thể.

- Ngoài ra cần xây dựng một lối sống lành mạnh, tránh sử dụng bia rượu và thuốc lá.