Giai thuong quang cao sang tao viet nam 2023

Những sai lầm khi rửa chén bát mà các bà nội trợ không hề biết

Rửa chén bát là một việc làm tưởng chừng như đơn giản. Nhưng rửa chén bát sao cho sạch và giữ an toàn an sức khỏe cho các thành viên trong gia đình, lại là một điều rất khó!

Không làm sạch miếng rửa bát

Sau khi rửa xong bát, nhiều người thường để nguyên miếng rửa chén với đầy bọt xà phòng, thậm chí còn dính cơm, rau, thức ăn thừa ở trên đó. Điều này khiến miếng rửa chén ủ vi khuẩn sinh sôi và thành tác nhân lây chéo vi khuẩn trong bếp. Chưa dừng lại ở đó, sau lần kế tiếp sử dụng, miếng rửa chén của bạn sẽ toát lên một mùi rất khó chịu, do sự tích tụ của các thức ăn còn bám lại trong lần rửa trước. Nên khi rửa bắt xong, bạn cần rửa thật sạch miếng rửa chén và phơi cho ráo hết nước.

r-2021-10-04t131836064-1633328453.jfif

Bạn nên làm sạch miếng rửa bát, sau mỗi lần sử dụng. Nguồn: Internet

Để bát đũa ẩm

Sau khi rửa chén, nhiều người đã không đợi bát đĩa khô mà trực tiếp để vào trong tủ. Thói quen này sẽ dễ gây ô nhiễm thứ cấp cho bộ đồ ăn và thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Hãy xếp bát đũa ra rổ, giá để thoát nước, phơi nắng hoặc tốt nhất là sấy khô rồi hãy xếp vào tủ bát.

Dầu còn lại trên chảo được đổ trực tiếp vào cống

oip-62-1633328453.jfif

Bạn nên lau sạch dầu trên chảo, trước khi rửa. Nguồn: Internet

Sau bữa ăn, một số lượng dầu mỡ còn bám lên chảo hoặc nồi, các bà nội trợ thường có thói quen đổ các loại dầu thừa ấy trực tiếp vào cống. Hành động này là một việc làm hết sức nguy hiểm đối với hệ thống thoát nước nhà bạn. Bởi khi hình thành thói quen này mỗi ngày, lượng dầu mỡ sẽ tích tụ lại trên các ống thoát nước nhà bạn và khi kết hợp với xà bông, chúng sẽ gây nên trường hợp nghẹt cống thoát nước.

Để hạn chế việc này, đòi hỏi các bà nội trợ cần có hành động sau:

- Dùng khăn giấy khô lau đi các lượng dầu mỡ có trên chảo

- Dùng khăn giấy ướt lau lại thêm một lần cho lượng dầu còn xót được đánh bật

- Dùng nước sôi để rửa chảo.

Cho nước tẩy rửa trực tiếp vào bát đĩa

Một số người nghĩ rằng chất tẩy rửa cho trực tiếp vào bát đĩa sẽ giúp tẩy sạch dầu mỡ hiệu quả hơn, nhưng điều này không chỉ gây lãng phí rất nhiều nước mà còn lạm dụng chất tẩy rửa.

Một khi rửa không sạch, sẽ khiến cho chấy tẩy rửa vẫn còn sót lại trên bát đĩa. Khi sử dụng sẽ khiến các chất tẩy rửa xâm nhập vào cơ thể, gây khó chịu đường tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng,...

Do vậy, hãy hòa chất tẩy rửa cùng với một ít nước cho loãng ra rồi mới dùng nước đó để rửa bát cho an toàn.

Ngâm bát đũa lâu mới rửa

hanh-dong-nay-khi-rua-bat-chang-khac-nao-nuoi-vi-khuan-nhieu-gia-dinh-vo-tu-lam-moi-ngay-14-1618300553-178-width700height420-1633328453.jpg

Ngâm bát, đũa là môi trường để vi khuẩn sinh sôi. Nguồn: Internet

Nhiều bà nội trợ có thói quen rửa hết tất cả các bát, đũa trong một ngày vào buổi tối hoặc để đến sáng hôm sau. Điều này sẽ tạo rất nhiều thuận lợi cho vi khuẩn sinh sổi nảy nỡ. Hơn hết, bát đũa để trong một thời gian dài như thế sẽ dễ bị dính các dầu mỡ thừa từ thức ăn, sẽ khiến bạn khó rửa hơn. Khi rửa không sạch sẽ sinh ra tình trạng còn dính lại các cặn thức ăn trên bát đũa.

Hãy nhớ, trong vòng từ 8-18 giờ, vi khuẩn bắt đầu sinh sôi nhanh chóng.

Nếu cứ sau 20 phút, 1 vi khuẩn lại phân tách thành 8, thì sau 10 giờ vi khuẩn có thể phân tách thành hơn 1 tỷ vi khuẩn. Vì vậy, các bộ đồ ăn đã được sử dụng, không nên ngâm.

Để ly tách, chung với bát đũa

Bạn nên nhớ rằng: Ly tách là loại dụng cụ dùng để uống nước. Nếu như để chúng chung với chén, đũa sẽ góp phần khiến cho những chiếc ly bám lượng dầu mỡ có trong bát đũa. Điều này sẽ gây khó chịu, khi bạn dùng ly uống nước.