Tại sao không nên để thức ăn quá lâu trong tủ lạnh?
Thực phẩm bảo quản ở nhiệt độ càng lạnh thì càng ngăn được hoạt động phá hoại của vi khuẩn và làm chậm quá trình thay đổi về mặt hoá học. Tuy nhiên, ngay cả khi dự trữ trong tủ lạnh nhiệt độ thấp nhất thì thực phẩm vẫn có thể bị hư hỏng, đặc biệt là thịt, bởi vi khuẩn vẫn âm thầm hoạt động bên trong, các chất dinh dưỡng sẽ bị mất đi. Thực phẩm bảo quản trong các loại tủ lạnh gia đình cách nhiệt tốt có dung tích 130L. Thường sẽ không bị hư hỏng trong ba ngày. Đối với tủ lạnh có dung tích lớn hơn, thời hạn này có thể đến một tuần.
Nhưng điều đáng lo là việc dự trữ thực phẩm, trong đó có lẫn lộn với thực phẩm sắp bị hư, ôi, thiu trong tủ lạnh gây ra nhiều ẩn họa. Nhất là những thực phẩm được gói bằng lá. Vì thường thì lớp ngoài lá sẽ có nấm, bốc xuất hiện. Aflatoxin là một mycotoxin được tiết ra từ nấm aspergillus và A.parasiyicus. Các chủng nấm này phát triển mạnh ở các loại thực phẩm trong các điều kiện thuận lợi nóng và ẩm, nhất là điều kiện thời tiết ở Việt Nam. Nhiễm độc aflatoxin là nguy cơ chính gây ung thư gan. Đặc biệt là bánh, giò chả, thịt cá bị mốc, sẽ sản sinh ra rất nhiều vi khuẩn và độc tố aflatoxin. Những chất độc này một khi bị hấp thụ vào cơ thể, nhẹ sẽ dẫn tới một loạt các triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa, đau đầu, hoa mắt, khó chịu, viêm ruột, mất thính lực và toàn thân mất hết sức lực, nặng sẽ dẫn tới ung thư, dị tật thai nhi và lão hóa da. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng ghi nhận chủng nấm Aspergillus flavus gây mốc ở lạc, chủng nấm mốc Penicillium gây mốc ở gạo, cơm. Các chủng nấm này đều có nguy cơ gây bệnh. Trong điều kiện gia đình, khi sử dụng lương thực, thực phẩm cần kiểm tra kỹ, nếu nghi ngờ mốc, chớm mốc đều phải kiên quyết hủy bỏ, không được tiếc mà để lại sử dụng.
Các loại thực phẩm không nên để lâu trong tủ lạnh
1. Thức ăn dạng hạt, ngũ cốc: Bánh mì, bánh bao, bột, ngũ cốc các loại… sau khi để lâu trong tủ lạnh rất dễ bị mốc, sinh ra một lượng lớn chất độc aflatoxin gây ung thư.
2. Gia vị: Tiêu, ớt, hoa hồi… dạng khô, nếu để trong môi trường lạnh ẩm cũng dễ sinh vi khuẩn, từ đó gây hại cho đường ruột, dạ dày.
3. Hải sản sống: Tôm, cua, sò, ốc… bản thân nó đã chứa nhiều vi khuẩn, dù có để đông lạnh cũng không thể đảm bảo loại bỏ hết vi khuẩn. Bảo quản hải sản sống trong thời gian dài trong tủ lạnh không chỉ phá hủy chất dinh dưỡng mà còn làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn.
Vì vậy, bạn đừng nghĩ rằng, mọi thứ sẽ ổn nếu bảo quản thức ăn trong tủ lạnh. Khuyên bạn nên mua bao nhiêu ăn bấy nhiêu, chú ý vệ sinh tủ lạnh thường xuyên là điều cần thiết cho sức khỏe.