Theo TS.BS Từ Ngữ - Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam, dinh dưỡng trong phòng chống Covid-19 chính là cách ăn uống hợp lý theo nguyên tắc đối với từng nhóm, bao gồm: Lứa tuổi; bệnh mạn tính hiện mắc.
“Chế độ dinh dưỡng hợp lý là quan trọng nhất. Ăn đa dạng thực phẩm giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường miễn dịch. Không có loại thực phẩm riêng biệt nào có tác dụng phòng ngừa Covid-19”, chuyên gia nhấn mạnh.
Theo TS Từ Ngữ, người nghi nhiễm Covid-19 nên ăn theo chế độ bình thường hằng ngày. Bữa ăn bắt buộc có đầy đủ các loại Protein (chất đạm); Lipid (chất béo); Glucid (chất đường bột); Vitamin, chất khoáng; Nước và chất xơ. Đặc biệt, cần tăng cường bổ sung các chất chứa vitamin.
Cũng theo chuyên gia này, những người nguy cơ cao mắc Covid-19 nên tăng cường uống hoặc bổ sung vitamin C. Loại vitamin này có vai trò làm thành mạch vững hơn. Các thực phẩm giàu vitamin C bao gồm hoa quả và rau tươi như: Cam, quýt, bưởi, ổi, đu đủ, xoài, táo, nho, kiwi, cà chua, súp lơ, củ cải, rau ngót, ớt chuông, rau chân vịt… Chính vì thế, bạn cần cung cấp cho người bệnh đa dạng các dưỡng chất và tạo cho họ những cảm giác thèm ăn.
Thường xuyên ăn các bữa ăn nhỏ trong ngày
Nếu như người bệnh cảm thấy rằng, bản thân không thể ăn hết các loại thức ăn cùng một lúc. Bạn có thể chia nhỏ những bữa ăn ra thành từng buổi. Ăn như cách này vừa tạo cho người bệnh cảm giác không bị ngán và khiến họ có thể ăn nhiều hơn. Thay vì, chúng ta cho bệnh nhân ăn mỗi bữa 2 chén cơm. Bạn có thể chia nhỏ ra thành 2 buổi, mỗi buổi một chén.
Ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng
Hãy tập trung vào nhóm thực phẩm vừa cung cấp calo vừa đảm bảo dinh dưỡng như protein và nhóm chất béo lành mạnh.
Ví dụ: Người bệnh đang rất thích ăn pizza, bạn hoàn toàn thể thêm rau và một số loại protein để tăng lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Hoặc thay vì dùng kem để tráng miệng bạn có thể ăn 1 cốc sữa chua thêm 1 ít quả mọng như việt quất sẽ mang lại hiệu quả tích cực cho cân nặng nói riêng và sức khỏe nói chung của mình.
Bổ sung thêm nhiều calo vào bữa ăn
Bạn có thể bổ sung thêm nhiều calo như: dầu oliu, dầu cá… vào các bữa ăn của người bệnh. Việc này sẽ vô tình giúp bệnh nhân có thêm nhiều chất lipit tốt cho cơ thể và khiến bữa ăn trở nên thơm ngon hơn.
Ví dụ:
- Thêm 45 calo khi chiên trứng với bơ.
- Thêm 80 calo khi nấu bột yến mạch với sữa nguyên chất thay vì nước.
- Thêm 80 calo khi thêm một ít dầu ô liu và bơ vào món salad.
- Thêm 100 calo khi phết một ít bơ đậu phộng lên lát táo cho một bữa ăn nhẹ.
Đánh lừa não bộ người bệnh
Người bệnh đang thấy quá sức và chán nản mỗi khi nhìn thấy thức ăn trên đĩa. Một cách để tránh cảm giác choáng ngợp là đánh lừa não bộ của họ. Bằng việc trình bày và trang trí thức ăn trên một đĩa lớn thay vì đĩa nhỏ.
Vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tăng kích thước đĩa sẽ mang đến cảm giác thức ăn ít hơn, không gây ngán (tuy nhiên trên thực tế lượng thức ăn không đổi).
Đừng bỏ bữa sáng
Người bình thường đã không được bỏ bữa sáng. Người mắc Covid-19 thuộc đối tượng chán ăn càng không được nhịn ăn sáng. Việc ăn sáng rất quan trọng khi bạn muốn tăng sự thèm ăn và tăng cân. Một nghiên cứu đánh giá cho thấy bỏ bữa sáng có thể khiến họ ăn ít hơn trong cả ngày, điều này trái ngược với mong muốn của bạn khi đang tìm đọc bài viết này đúng không!
Hơn nữa, bữa sáng giúp tăng hiệu quả sinh nhiệt của cơ thể, khiến bạn đốt cháy nhiều calo hơn trong cả ngày. Điều này có thể làm tăng sự thèm ăn.
Uống Calo thay ăn
Ngoài những bữa ăn hằng ngày, bạn có thể bổ sung thêm cho bệnh nhân mắc Covid-19 nhiều các loại nước uống để chế độ ăn uống trở nên đa dạng.
Tiêu biểu như là sinh tố, sữa lắc và nước trái cây đều là những thức uống thay thế bữa ăn tốt. Bạn cũng có thể thêm các nguồn protein tốt như sữa nguyên chất, sữa chua hoặc bột protein kèm theo bữa ăn của người bệnh.
Kết hợp đồ ăn nhẹ lành mạnh
Việc ăn đồ ăn nhẹ rất tốt cho sức khỏe, chúng sẽ giúp tăng lượng calo và tăng ham muốn ăn.
Tuy nhiên, thức ăn nhẹ là thức ăn bổ sung, nó không có nghĩa là thay thế bữa ăn lớn của người bệnh. Vì vậy, tránh ăn đồ ăn nhẹ gần với bữa ăn chính, bởi vì nó có thể ảnh hưởng không tốt đến cảm giác thèm ăn. Dưới đây là một số ví dụ về đồ ăn nhẹ lành mạnh:
Trái cây: chuối, táo và cam
Sữa chua hoặc phô mai với trái cây
Bơ và bánh quy giòn