GS. Nguyễn Chấn Hùng, nguyên Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam:

Nguy cơ gây ung thư thực quản vì thói quen ăn uống đồ quá nóng

Tại Hội thảo “Nhân sống khoẻ kiến tạo” ngày 13/4 tại TP.HCM, GS. BS. Nguyễn Chấn Hùng, nguyên Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam - chuyên gia đầu ngành về điều trị ung thư, ăn uống đồ quá nóng hoặc quá cháy có nguy cơ gây ung thư thực quản.

GS. Nguyễn Chấn Hùng kể lại câu chuyện vào năm 2006, tại một hội nghị quốc tế về ung thư diễn ra ở thủ đô Washington, Hoa Kỳ, cựu Tổng thống Mỹ 41 George H.W Bush phát biểu trước hàng ngàn chuyên gia ung bướu toàn cầu là chính dinh dưỡng với các thức ăn nhanh (fast food), nước ngọt… đã làm người Mỹ béo phì đến mức đáng lo, kéo theo tiểu đường, tim mạch, ung thư. Từ đó, ông mọi người kêu gọi phải xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh.

3ka4265-17130571589571090391376-1713141100.jpeg
GS. Nguyễn Chấn Hùng là chuyên gia hàng đầu của Việt Nam về ung thư

Từ câu chuyện trên, theo GS-BS Hùng, ăn uống đồ quá nóng hoặc quá cháy có nguy cơ gây ung thư thực quản vì nhiệt độ cao có thể làm tổn thương niêm mạc thực quản; đặc biệt ăn đồ quá mặn cũng có nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

"Bệnh theo miệng mà vào, nếu đưa vào cơ thể một cách quá đáng hoặc thức ăn đưa vào lệch hướng. Nuôi dưỡng sự sống, bảo vệ thân thể chính là không ăn thức ăn quá mặn, quá ngọt, quá béo, thức ăn quá cháy, các loại thức ăn nhanh", GS. Hùng nói.

Vì thế, để ngăn ngừa ung thư, GS. Hùng khuyên nên “ăn lành” (nghĩa là cân bằng thực vật, động vật, tinh bột, không quên chất xơ và ăn mỡ, chất đạm ít).

GS. Hùng cho biết thêm, bản chất của thực dưỡng là một cách thực hành ăn uống với những khuyến cáo lành mạnh như ăn nhiều ngũ cốc, gạo lứt, ăn nhiều rau củ quả, hạn chế thịt đỏ, hạn chế các sản phẩm đóng hộp và phối hợp với tập luyện, vận động, rèn luyện cơ thể.

Tuy nhiên, đối với những người bệnh cao huyết áp, việc áp dụng chế độ thực dưỡng sử dụng gạo lứt, muối mè có thể giúp làm giảm ăn (giảm lượng calo nạp vào). Nên người bệnh ung thư áp dụng chế độ ăn thực dưỡng là hoàn toàn không đủ. Người bệnh không nên ăn theo chế độ thực dưỡng để điều trị ung thư. Khi phát hiện mắc bệnh, người bệnh cần đến bệnh viện, gặp bác sĩ chuyên khoa để có phác đồ điều trị, cũng như chế độ dinh dưỡng hợp lý với cơ địa và tình trạng sức khỏe.

Đồng thời, GS. Hùng cũng lưu ý việc mất ngủ kinh niên sẽ làm gia tăng nguy cơ nhiều bệnh như ung thư, béo phì, suy giảm miễn dịch, tim mạch, cao huyết áp; thậm chí là dễ tử vong. Nên mọi người cần ngủ đủ và ngủ ngon mỗi ngày.

an-do-nong-thoi-quen-cua-nhieu-nguoi-nhung-lieu-co-tot-cho-suc-khoe-202110070936237324-1713141163.jpeg
Những tác hại của việc ăn uống đồ quá nóng đến dạ dày đã được các chuyên gia cảnh báo

Thực đơn cho người bệnh ung thư thực quản:

  • Những thực phẩm này mềm như sữa, sữa chua, bánh mềm giúp người bệnh dễ tiêu hóa, dễ ăn, dễ nuốt hơn. 
  • Thực phẩm giàu protein như trứng, trứng nấu cháo hoặc nấu súp. Không nên ăn trứng rán hoặc luộc vì nhiều dầu mỡ và dễ gây nghẹn.
  • Chất xơ, vitamin: các loại rau xanh và nước hoa quả ép. Rau xanh nên chọn loại xanh non, chế biến theo cách luộc nhừ hoặc xay nhuyễn nấu cháo/súp. Trái cây chọn loại quả ít chua để ép nước uống, tránh gây kích ứng cổ họng.
  • Tinh bột như: gạo, lúa mì, bột yến mạch, khoai lang, khoai tây, sắn dây,… Tinh bột có khả năng thấm hút dịch acid dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày và thực quản, ngăn ngừa bệnh tiến triện. 

Dinh dưỡng không chỉ hỗ trợ mà còn điều trị, phòng chống các bệnh, đặc biệt các bệnh mãn tính. Để có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Và chế độ dinh dưỡng mỗi người đều khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện nghề nghiệp, luyện tập, cơ địa, tình trạng sức khỏe,... Đối với các bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, rối loạn mỡ máu, gút… cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý.

- TS. BS. Phạm Thị Lan Anh,

 Trưởng Bộ môn Dinh dưỡng và Thực phẩm, Trường Đại học Y Dược TP.HCM -