Liệu bạn đã khám phá hết 4 khu rừng tràm xanh bạt ngàn khắp xứ Nam Kỳ Lục tỉnh này chưa!

Được bà mẹ thiên nhiên ban tặng, bên cạnh là vựa lúa lớn nhất cả nước, vùng đất phù sa màu mỡ miền Tây còn nổi tiếng với rất nhiều cánh rừng tràm “khổng lồ” xanh thăm thẳm mê hoặc lòng người.

Nếu có dịp về miền Tây, nhất định bạn phải ghé thăm và khám phá các khu rừng tràm nổi tiếng tại nơi. Những khu rừng tràm nơi đây như một chứng nhân lịch sử, chúng thể hiện tất cả những hoạt động sinh hoạt và đức tính cần cù siêng năng của những con người vùng đất sông nước, thời khai hoang mở hóa vùng đất của ông cha. Và nay, rừng tràm còn là một địa điểm du lịch say đắm lòng người, với những dãy rừng tràm xa tít, khiến người ta như lạc vào một chốn thần tiên nào đó mà chẳng nơi nào có được.

Rừng tràm Trà Sư

ts-1633416874.jpg

Nguồn: Internet

Rừng tràm Trà Sư nằm trên địa bàn xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên và một phần trên xã Ô Long Vỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Đây là rừng ngập nước tiêu biểu của miền Tây. Do đó nơi đây mang các nét đặc trưng của khu rừng ngập mặn, nhưng cũng có những nét đặc trưng thu hút của riêng mình. Rừng tràm Trà Sư là nơi cư trú của hàng trăm loại chim, thú và các loại thủy sản khác nhau. Ngoài ra, đây còn là nơi sinh trưởng của rất nhiều loại thực vật quý hiếm như: dương xỉ, tràm, bèo, sen, súng,… Tạo ra cảnh sắc xanh mướt và đầy sinh động cho cả một khu vực mênh mông sông nước.

ts1-1633416874.jpg

Nguồn: Internet

Để đến được chiêm ngưỡng rừng tràm Trà Sư vào thời điểm đẹp nhất, du khách có thể viếng thăm vào độ tháng 9 đến tháng 11. Lúc này là thời điểm bèo sinh sôi xanh cả một vùng nước kèm với các sắc hoa mùa nước nổi. Hoặc bạn có thể đi vào mùa sen súng nở tháng 6 – 7, sắc hoa sen súng rực rỡ cũng tạo ra những phong cảnh tuyệt vời để bạn sống ảo.

Rừng tràm Tân Lập

tl1-1633416869.jpg

Nguồn: Internet

Cách TPHCM khoảng 60km với thời gian di chuyển hơn hai giờ đồng hồ, rừng tràm Tân Lập Long An là điểm đến của rất nhiều du khách trong nước. Nếu một ngày nào đó, bạn còn thấy cuộc sống nơi phố thị quá nhộn nhịp, bạn có thể tìm được sự yên bình nơi những cánh đồng tràm bất tận tại nơi đây. Bởi có thể nói đây là một vùng đất ngập mặn hoang sơ độc nhất tại Long An, gần biên giới Campuchia, liên kết với khu vực Đồng Tháp Mười tạo thành mảng xanh bao la, có kênh rạch chằng chịt và dòng sông Vàm Cỏ Tây chảy qua.

tl-1633416869.jpg

Nguồn: Internet

Rừng tràm Xẻo Quýt

xq1-1633416869.jfif

Nguồn: Internet

Nằm trên vị trí thuận lợi, cách thị xã Sa Đéc khoảng 20km, thuộc xã Mỹ Long và Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, Rừng tràm Xẻo Quýt nằm trong khu rừng nguyên sinh, trong đó rừng tràm chiếm đến 20ha. Không như rừng Tràm Trà Sư (tỉnh An Giang) vốn là rừng trồng, rừng Tràm Xẻo Quýt là rừng tự nhiên, những cây Tràm ở đây có tuổi thọ trên 30 năm nên cao hàng chục mét. Đặc biệt là ở Xẻo Quýt hầu hết thân cây Tràm đều được dây Bòng Bong và các loại dây leo khác phủ kín tạo thành những khối hình chóp nón xanh mướt.

xq2-1633416870.jpg

Nguồn: Internet

Khi được trải nghiệm cảm giác ngồi trên chiếc thuyền độc mộc giữa đất rừng bao la rộng lớn, bạn sẽ cảm thấy như chúng ta đang hòa cùng với lời hát của mẹ thiên nhiên. Từng cảnh vật tại nơi đây hiện ra như một bức tranh đầy màu sắc say đắm lòng người, chẳng phải chỉ là màu xanh bát ngát của rừng cây, mà còn là sự điểm thúy chấm hồng của từng cánh hoa sen thơm bát ngát.

Rừng tràm U Minh Hạ

umh-1633416869.jpg

Nguồn: Internet

Nếu đã quá quen thuộc với những thước phim đậm màu sắc miền Tây sông nước trong “Đất Phương Nam”, tôi tin chắc rằng bạn sẽ cảm thấy nhận được sự thu hút khi đến với rừng tràm U Minh Hạ. Đây là nơi được đánh giá là quần thể thực vật rừng lá cứng, hình thành trên điều kiện ngập nước đất chua. Hệ thực vật rừng có 176 loài, trong đó loài tràm (Melaleuca cajuputii) thuộc họ Sim (Myrtaceae) là loại cây đặc trưng nhất. Tràm chiếm đa số nên người ta đặt tên rừng tràm vì lẽ đó. Thổ nhưỡng rừng tràm U Minh Hạ có đất phèn, đất than bùn, đất sét nhưng đất phèn vẫn phổ biến nhất. Do đó, ngoài cây tràm rừng U Minh Hạ còn phát triển nhiều loại cây gỗ chịu phèn như bụi, mốp, trâm sẻ và nhóm cây bụi gồm: mua lông, mật cật gai, bòng bong, bí bái; thêm vào đó là hệ thảm tươi: sậy, năn, dây choại, dớn, mây nước, v.v. Những nhóm cây này tạo thành khu rừng nguyên sinh cho muông thú trú ngụ, cũng như nguồn cung cấp rau rừng đặc trưng.

umh2-1633416869.gif

Nguồn: Internet