Chợ nổi - Nét văn hóa độc đáo của người dân miền Tây

Sinh ra và lớn lên tại vùng đất Nam Kỳ Lục Tỉnh, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều nghe đến những khu chợ nổi độc đáo tại các tỉnh miền Tây. Với bề dày lịch sử và nét văn hóa riêng biệt, chợ nổi như dần trở thành món ăn tinh thần của những dân thập phương, cả du khách trong và ngoài nước.

Mỗi khi nhắc đến chợ nổi, người ta thường hình dung đến một cái gì đó rất riêng biệt mà chẳng có nền văn hóa trên thế giới này có được. Sự lênh đênh của sông nước kết hợp cùng tiếng rao, tiếng cười nói nhộn nhịp như tạo nên một bức tranh đầy đủ thanh sắt của người dân miền Tây. Người ta nói : Người miền Tây thì nhân hậu, thật thà, chất phác… quả là không sai, những đức tính ấy như đi tận vào trong tri thức của những người sống trong vùng đất sông nước. Bất kể khi mua sắm thứ gì tại những khu chợ này, người dân nơi đây đều dành cho bạn một sự mộc mạc nhất có thể. Nếu có cơ hội đi và trải nghiệm về vùng đất sông nước miền Tây, nhất định bạn phải ghé qua 6 khu chợ nổi sau :

Chợ nổi Ngã Bảy – Hậu Giang

nb-1631687270.jfif
Nguồn: Internet

Chợ nổi Ngã Bảy còn gọi là chợ nổi Phụng Hiệp, thuộc thị xã Ngã Bảy được hình thành từ năm 1915. Đây là một khu chợ nổi tiếng của tỉnh Hậu Giang, nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân miền sông nước đồng bằng sông Cửu Long, không chỉ vậy đây còn là địa điểm thu hút đông đảo khách du lịch.

nb-1631687269.jpg
Nguồn: Internet

Đến với chợ nổi Ngã Bảy, bạn phải đi từ rất sớm mới có thể thấy được khung cảnh tập nập của người dân tại nơi đây. Buổi sáng khi mặt trời còn chưa ló dạng, họ đã chuẩn bị tất tả cho ngày mới bắt đầu. Khi đến với không gian lênh đênh tại nơi đây, ngoài thưởng thức những loại trái cây theo mùa, bạn nên thử các thức quà ăn sáng đậm màu sắc riêng biệt tại nơi đây. Bởi đâu đó hương vi của những tô phở, tô hủ tiếu… bạn dùng trên chiếc thuyền độc mộc sẽ mang lại hương vị độc đáo mà không có bất kỳ hàng quán nào có được.

Chợ nổi Ngã Năm – Sóc Trăng

nn-1631687271.jfif
Nguồn: Internet

Là tên gọi của khu chợ nổi tiếng ở thị trấn Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng, nằm ở vị trí giao nhau của năm con sông: Cà Mau, Vĩnh Quới, Long Mỹ, Thạnh Trị và Phụng Hiệp. Đây là chợ nổi khá lâu đời và cũng nhộn nhịp nhất đồng bằng sông Cửu Long.

Đến với chợ nổi Ngã Năm, thứ sẽ làm bạn ấn tượng nhất đó chính là những màu sắc cổ điền, lập lòe từ những thước vải thổ cẩm của người dân nơi đây. Từng tấm vải như phất phơ trước gió, làm cho du khách nơi đây không thể rơi đi vì vẻ đẹp của chúng.

nn-1631687270.jpg
Nguồn: Internet

Có thể nói chợ nổi Ngã Năm có hầu hết sản vật của đồng bằng sông Cửu Long từ các loại gạo nổi tiếng của vựa lúa miền Tây đến các loại rau củ quả của miệt vườn Nam Bộ đến tôm, cua, cá sản vật đặc trưng của vùng sông nước. Chợ đông vui với những lời mời gọi của các bạn ghe, những hàng quán bồng bềnh di động như cháo, hủ tiếu, bún cá, cà phê…phục vụ nhu cầu cho du khách tham quan thưởng thức.

Chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ

cr-1631687273.jpg
Nguồn: Internet

Là khu chợ nổi tiếng của mảnh đất Tây Đô thu hút đông đảo lượng du khách ghé đến mỗi khi có dịp du lịch Cần Thơ. Chỉ cách bến Ninh Kiều khoảng 4 km, du khách mất chừng 30 phút cho một hành trình bằng đường thủy từ bến Ninh Kiều.

Chợ bắt đầu từ 5h sáng, đến 6h ghe thuyền các nơi đã đậu tấp nập và sầm uất. Nét đặc biệt ở chợ này chính là buôn bán các loại trái cây nổi tiếng của vùng đất phương Nam từ bưởi năm roi Vĩnh Long đến quýt hồng Lai Vung hay sầu riêng Cái Mơn…

cr-1631687272.jfif
Nguồn: Internet

Đặc điểm khi đến với những khu chợ nổi là hình ảnh ghe bẹo. Bạn cứ tinh mắt mà để ý, bởi trên chiếc ghe bẹo được treo lên thứ gì là người dân họ sẽ bán thứ đó. Nếu bán trái cây thì người bán sẽ treo lên đó những thứ trái cây mà họ có trong thuyền. Đây được xem như nét nhận thức đậm đà bản sắc vùng miền của người dân chợ nổi.

Chợ nổi Cái Bè – Tiền Giang

cb-1631687268.jfif
Nguồn: Internet

“Quýt Cái Bè nổi tiếng ngọt ngây”, mỗi khi nghe câu hát ấy là mọi người lại nghĩ đến vùng đất sở hữu nhiều các đặc sản trái cây Tiền Giang. Như mang trong mình xứ mang cung cấp đặc sản trái cây cho nhiều vùng miền trong nước, Tiền Giang là một trong những vựa trái cây lớn nhất Việt Nam.

Chợ nổi Cái Bè thuộc huyện Cái Bè, Tiền Giang, ở cù lao Tân Phong trên sông Tiền rộng lớn giáp ranh giữa ba tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre. Chợ là nơi mua bán trao đổi hàng hóa, làm trạm trung chuyển trái cây, sản vật đi khắp mọi miền và đồng thời cũng là điểm tham quan hấp dẫn của tỉnh Tiền Giang.

cb1-1631687269.jpgNguồn: Internet

Khác với những chợ nổi bình thường chỉ họp buổi sáng, chợ nổi Cái Bè bắt đầu buôn bán từ lúc tinh mơ cho đến tối khuya. Khi bình minh vừa lên cũng là lúc chợ nổi đã nhộn nhịn như một phố nhỏ trên sông. Những chiếc xuồng bán hàng rong như phở, hủ tiếu, bún, các loại tạp hóa…chạy luồn lách theo các mạn ghe, tàu trông rất sinh động. Ngồi trên thuyền lênh đênh, thưởng thức tô hủ tiếu hay ly cà phê thơm phức vào buổi sáng là một trải nghiệm khó tả.

Chợ nổi Long Xuyên – An Giang

lx-1631687270.jfif
Nguồn: Internet

Chợ nổi Long Xuyên không lớn như các khu chợ khác nhưng là một điểm du khách nên đến trong chuyến tham quan chợ nổi để tìm về nét bình dị, yên ả, nguyên sơ của con người và sông nước nơi đây. Chợ cách thành phố Long Xuyên khoảng 2 km, nằm dọc theo một bên của dòng sông Hậu đỏ nặng phù sa.

lx1-1631687270.jpg
Nguồn: Internet

Điểm đặc biệt là hàng hóa mua bán không thách đố, trả giá, nói sao bán vậy bởi chợ nổi nơi đây còn ít du khách ghé thăm, người dân thân thiện, thật thà, không bị tác động bởi thương mại hóa du lịch. Do đó đây là nơi thích hợp cho các du khách muốn khám phá nét hoang sơ, nguyên bản trong những khu chợ nổi ở miền Tây.

Chợ nổi Trà Ôn – Vĩnh Long

to-1631687269.jfif
Nguồn: Internet

Chợ nổi Trà Ôn là khu chợ nổi cuối cùng nằm trên dòng sông Hậu của huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long. Đây là một trong những khu chợ tồn tại lâu đời nhất cũng như gắn liền với nhiều nét sinh hoạt văn hóa của người dân trong khu vực.

to1-1631687268.jpg
Nguồn: Internet

Đến với khu chợ nổi tại nơi đây, ngoài thưởng thức những thức quà đặc sản như: bánh tét Trà Cuồn, hủ tiếu Sa Đéc… Người ta còn lưu luyến mãi không thôi với giọng ca Út Trà Ôn với bản tình ca “Tình anh bán chiếu”. Có lẽ đây chính là nét văn hóa nghệ thuật đầu tiên tại khu chợ nổi này.