Giai thuong quang cao sang tao viet nam 2023

Lá sen - Món quà quý giá cho sức khỏe và sắc đẹp

Từ xa xưa, khi mà khoa học còn chưa phát triển thì Đông y đã sử dụng lá sen để chữa nhiều loại bệnh. Ngày nay, lá sen đã được nghiên cứu để sử dụng chữa nhiều bệnh hơn và hỗ trợ làm đẹp.

Đặc điểm của lá sen

Sen có tên khoa học là Nelumbo nucifera, tên gọi khác là hạ diệp và liên diệp, là thực vật sống dưới nước.

Lá sen - Món quà quý giá cho sức khỏe và sắc đẹp

Lá sen màu xanh lục, mặt trên xanh sẫm còn phần tiếp xúc với nước màu xanh nhạt, đường kính 30 - 60cm, vị hơi đắng, thơm nhẹ.

Hầu hết các bộ phận của cây sen đều có thể dùng như một loại dược liệu tự nhiên trong nhiều bài thuốc.

Dược liệu lá sen chỉ thu hái vào mùa hè và thu vì khoảng thời gian còn lại cây sen thường bị khô và chết.

Y học cổ truyền cho rằng thời điểm dược liệu được thu hái tốt nhất là khi cây sen bắt đầu nở hoa.

Việc sơ chế lá sen rất đơn giản, chỉ cần cắt lá, bỏ cuống rồi rửa hoặc lau sạch, thái nhỏ rồi phơi khô là được.

Ở nước ta, sen được trồng rất phổ biến.

Thành phần hóa học

Lá sen chứa nhiều chất chống oxy hóa như: Flavonoid, Quercetin, Tannin,… cùng các loại khoáng chất. Đây chính là thành phần có tác dụng tốt với việc ngăn ngừa oxy hóa, ung thư, bệnh tim mạch, hạ mỡ máu,...

Cụ thể thành phần trong lá sen như sau: 70kcal năng lượng, 2g Lipid, 28.5g Natri, 30mg Kali, 4.3g Protein, 105% vitamin A, 18.8% vitamin C, 22.3% canxi, 16.5% sắt.

Theo y học cổ truyền

Lá sen vị đắng chát tính bình, lợi về kinh tâm, can và tỳ.

Từ xa xưa, khi mà khoa học còn chưa phát triển thì Đông y đã sử dụng lá sen để chữa một số bệnh như: cảm nắng, say nắng, đau bụng tiêu chảy, chóng mặt hoa mắt, thổ huyết, nục huyết (chảy máu cam), băng lậu, tiện huyết, sản phụ choáng váng sau khi sinh... Còn lá sen khô, hoặc đã thiêu tồn tính, dùng để chữa các chứng xuất huyết, mất ngủ.

Theo y học hiện đại

Ngày nay, khi mà khoa học, y học đã phát triển hơn rất nhiều, các bác sĩ đã nghiên cứu phân tích và đã có kết luận về tác dụng của lá sen như: giúp giảm mỡ máu, gan nhiễm mỡ hiệu quả, bệnh cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, đột quỵ…

Bài thuốc từ lá sen

Hạ huyết áp

Thay vì dùng thuốc hạ huyết áp, bạn nên dùng trà lá sen sẽ thấy hiệu quả và an toàn hơn.

Chống ợ chua

Lá sen - Món quà quý giá cho sức khỏe và sắc đẹp

Trà lá sen và trà hoa sen làm giảm axit trong dạ dày khi lượng axit tăng cao, giúp mau lành các vết loét trong dạ dày.

Lá sen chữa say nắng kèm triệu chứng miệng khát, họng khô, đái ít

40g lá sen tươi, 10g rễ sậy tươi, 10g hoa bạch biển đậu, sắc với 500ml nước chia thành 3 phần uống trong ngày.

Cải thiện khả năng sinh sản

Dùng trà sen thường xuyên giúp phái mạnh chữa chứng xuất tinh sớm, và phái đẹp sẽ thấy những ngày “đèn đỏ” không còn là nỗi ám ảnh mà trở nên nhẹ nhàng hơn. Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai tạm ngưng uống trà lá sen sẽ tốt hơn.

Trị thổ tả do trứng thử

Lá sen tươi 20g giã nhuyễn lấy nước, thêm ly nước hòa vào bã lá sen lấy nước trộn với nước ép rồi uống, uống 1-2 ngày sẽ cải thiện trứng thổ tả.

Trị nôn ra máu

20g mầm ngó sen, 10g cuống sen sắc lấy nước uống.

Chữa xuất huyết

20g lá sen tươi, ngải cứu 20g, sinh địa 20g, trắc bách diệp 20g, giã nhuyễn rồi ngâm với nước sạch, uống mỗi ngày.

Bài thuốc chữa viêm ruột, chảy máu dạ dày

Ngày sử dụng 5-10 lá, cắt nhỏ hãm lấy nước uống hoặc giã nhuyễn hòa với nước.

Lá sen - Món quà quý giá cho sức khỏe và sắc đẹp

Bài thuốc điều trị bệnh béo phì

Lá sen tươi 1 lá hoặc lá sen khô 20 sắc lấy nước uống mỗi ngày thay cho nước lọc.

Làm đẹp da

Lá sen còn được dùng để rửa mặt vì có chứa hoạt chất oxy hóa tự nhiên giúp: loại bỏ tạp chất, bã nhờn, bụi bẩn, tế bào chết và tiêu diệt vi khuẩn bám trên da. Không những thế, cách làm này còn điều tiết khí huyết, tăng lưu thông máu để da có vẻ đẹp mịn màng hơn.

Chữa mất ngủ

Không ít người biết đến công dụng chữa mất ngủ của tâm sen nhưng lại ít ai biết lá sen cũng làm được điều đó. Cách làm đơn giản nhất là lấy 30g lá sen đem rửa sạch, để ráo nước sau đó thái nhỏ, phơi khô rồi sắc với nước để uống.

Trị đi tiểu ra máu

40g ngó sen, huyết dương cao sắc lấy nước uống trị lao phổi, ho ra máu: 20ga ngó sen, 20g nhọ nồi, 16g bạch cập, 16 bạch diệp tươi. Phơi khô, sấy và nghiền thành bột mịn, mỗi ngay pha 1 thìa nhỏ với nước ấm để uống, ngày uống 3 lần.

Xương chắc khỏe

Phốt pho trong hoa sen là yếu tốt quan trọng giúp xương chắc khỏe, chống loãng xương đối với người lớn tuổi.

Lưu ý khi dùng lá sen

Hạ diệp có tính mát, dễ dùng nhưng nếu sử dụng không đúng cách sẽ gây ra những tác hại khôn lường. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý khi sử dụng, cụ thể:

Không sử dụng lá sen khi đang dùng các sản phẩm giảm cân khác.

Hạ diệp có tác dụng hạ huyết áp nên những người bị huyết áp thấp cần lưu ý trước khi sử dụng.

Phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc trong thời kỳ kinh nguyệt không nên dùng Hạ diệp.

Người có thể hàn, uống dược liệu này sẽ khó ngủ, tim đập nhanh. Nếu không biết mà tiếp tục uống có thể suy giảm ham muốn tình dục.

Dược liệu có tính mát, nếu sử dụng lâu ngày có thể gây lạnh bụng ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của bạn.