Giai thuong quang cao sang tao viet nam 2023

Kỳ thi tốt nghiệp THPT trong bối cảnh Covid-19 nên diễn ra thế nào?

Trong khi tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn ra phức tạp tại một số địa phương, chuyện kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra như thế nào đang rất được quan tâm.

Đề xuất cho thí sinh thi tốt nghiệp nhiều đợt

Mới đây, ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT tỉnh Bắc Giang đã họp phiên thứ nhất để thống nhất triển khai kế hoạch tổ chức kỳ thi năm 2021 trên địa bàn tỉnh trong điều kiện dịch bệnh.

Theo đó, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tỉnh có giáo viên, nhân viên và học sinh thuộc diện F0, F1, F2 và diện thuộc vùng phải cách ly, giãn cách xã hội do đó việc tổ chức coi thi sẽ gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình này, sở GD&ĐT Bắc Giang đề nghị bộ GD&ĐT sớm có phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT theo các đợt khác nhau. Trong đó, ở các địa phương là điểm nóng, cần có đợt thi riêng cho những em đang phải cách ly, hoặc ở trong khu vực phong tỏa.

Cụ thể, theo Giám đốc sở GD&ĐT tỉnh Bắc Giang, kỳ thi năm 2021 là một kỳ thi đặc biệt, diễn ra trong một bối cảnh khó khăn khi tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp. Do đó, địa phương đã chuẩn bị chi tiết các phương án cho kỳ thi. Trong đó, dự kiến đợt 1 sẽ tổ chức cho học sinh đủ điều kiện dự thi theo lịch tổ chức của bộ GD&ĐT. Số học sinh còn lại sẽ tổ chức thi đợt 2 và xem xét cả phương án tổ chức thi cho học sinh đang phải cách ly hoặc trong vùng bị cách ly.

Giáo dục - Kỳ thi tốt nghiệp THPT trong bối cảnh Covid-19 nên diễn ra thế nào?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 phải đeo khẩu trang, chỉ bỏ xuống khi giám thị đối chiếu thẻ dự thi.

Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trong cộng đồng khiến không ít học sinh lớp 12 đứng trước những nỗi lo về kỳ thi tốt nghiệp THPT. Học sinh Phùng Xuân Phong (Hà Nội) cho biết: “Trước tình hình dịch vô cùng khó lường, em cũng rất lo lắng, đặc biệt là vẫn còn những cá nhân gian dối trong khai báo để lại hậu quả không nhỏ...

Để đảm bảo sức khỏe tham dự kỳ thi, em sẽ cố gắng bảo vệ bản thân bằng cách tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng dịch mà bộ Y tế đã khuyến cáo”.

Còn học sinh Nguyễn Trọng Khôi (Hà Nội) thì chia sẻ: “Em thấy thực sự lo lắng vì kỳ thi sắp tới, bởi cũng không biết chắc rằng lịch thi có thay đổi hay không hoặc hình thức thi sẽ có sự biến chuyển như thế nào...

Theo em, bộ GD&ĐT nên nhấn mạnh thông tin về kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới, một cách rõ ràng, cụ thể, để thí sinh cả nước yên tâm, khi mà diễn biến dịch đang ngày càng phức tạp hơn. Đối với các bạn thí sinh, em chỉ muốn nhắn nhủ rằng, hãy chuẩn bị kiến thức từ bây giờ thì chúng ta sẽ tự tin đi thi kể cả trong hoàn cảnh như nào đi nữa”.

Thi một đợt, thí sinh F nào thi cùng F nấy

Trao đổi với PV Người Đưa Tin Pháp luật, TS. Lê Viết Khuyến (nguyên Vụ phó vụ Giáo dục đại học, bộ GD&ĐT) cho rằng, trước tình hình thực tế, cần cân nhắc và linh hoạt hình thức công nhận tốt nghiệp cho học sinh lớp 12.

“Trong điều kiện bình ổn, mới có thể “đặt lên bàn cân” mà suy xét tính công bằng hay thiếu công bằng. Còn trước bối cảnh dịch bệnh Covid-19 như hiện nay, những địa phương đang có dịch, đang bị phong tỏa, cách ly, học sinh cũng phần nào bị thiệt thòi, có thể xem xét đến những giải pháp linh hoạt, không nhất thiết phải thi.

Đối với giải pháp chia kỳ thi tốt nghiệp THPT thành nhiều đợt, có thể liên tưởng đến kỳ thi đợt thứ hai tại TP.Đà Nẵng và một số địa phương như năm trước. Chia nhỏ ra thì cùng lắm cũng chỉ tổ chức 2-3 đợt thi. Điều đó cũng rất khả thi.

Giáo dục - Kỳ thi tốt nghiệp THPT trong bối cảnh Covid-19 nên diễn ra thế nào? (Hình 3).

TS. Lê Viết Khuyến cho rằng, đã phân chia được thí sinh thì có thể tổ chức thi chung một đợt.

Tuy nhiên, theo tôi, nếu không thực sự cần thiết, thì tốt nhất là nên tổ chức gộp chung vào một đợt thi. Chúng ta đã khoanh vùng được các thí sinh theo F1, F2,... vậy chỉ cần cho các thí sinh thi riêng phòng, riêng khu vực, thí sinh F1 thi với nhau, F2 thi với nhau và đảm bảo các quy định về an toàn phòng chống dịch là được... Không nhất thiết phải tổ chức thêm đợt thi, sẽ kéo theo sự tốn kém, nên gói gọn trong cùng một đợt thi, trừ trường hợp bất khả kháng. Bởi lẽ, chia ra tổ chức thành càng nhiều đợt thi thì càng lắm nhiêu khê!” - TS. Lê Viết Khuyến phân tích.

Đồng tình với quan điểm trên, GS.TS Võ Tòng Xuân (Nhà giáo nhân dân) cũng chia sẻ: “Thực tế, hình thức tổ chức một kỳ thi chung cho thí sinh cả nước rồi lấy kết quả đó để xét tuyển vào các trường đại học đã không còn phù hợp. Các trường đại học phải tự có phương án xét tuyển riêng, tốt nhất là tự tổ chức kỳ thi riêng để lựa chọn được những thí sinh phù hợp nhất. Thậm chí, mỗi năm có thể tổ chức thi 4-5 đợt, các trường đại học sẽ tuyển sinh quanh năm, vì học theo tín chỉ...

Dù rằng, hiện tại, chưa thể làm được ngay với toàn bộ thí sinh cả nước, nhưng trước mắt, trong kỳ thi này, có thể ưu tiên cho các thí sinh F0, F1, F2... để giảm áp lực thi cử. Còn với tình hình trước mắt, nếu đã phân chia được các thí sinh thì cứ tổ chức thi cùng một đợt chung, chỉ cần đảm bảo thí sinh thuộc F nào thì thi cùng F nấy. Việc gì phải tách ra cho tốn kém?”.