Banh Trung Thu Windsor

BS CK II Tăng Lê Châu Ngọc: "Hệ tiêu hóa sẽ làm trẻ không tập trung học tập và trí não bị tổn thương"

Nếu quá trình nạp năng lượng diễn ra đều đặn và suôn sẻ, các cơ quan trong cơ thể trẻ sẽ thực hiện tốt các chức năng của mình. Ngược lại, nếu hệ tiêu hóa thường xuyên bị trục trặc thì chắc chắn quá trình phát triển của trẻ ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng.

Theo Bác sĩ CK II Tăng Lê Châu Ngọc, Trưởng khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Nhi Đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh: Nếu quá trình nạp năng lượng diễn ra đều đặn và suôn sẻ, các cơ quan trong cơ thể trẻ sẽ thực hiện tốt các chức năng của mình. Ngược lại, nếu hệ tiêu hóa thường xuyên bị trục trặc thì chắc chắn quá trình phát triển của trẻ ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng.

Giao mùa là cao điểm của bệnh lý đường tiêu hóa. Thời tiết trở lạnh tạo điều kiện cho các loại virus phát triển và phát tán, đạc biệt là nhóm virus gây bệnh tiêu chảy cấp. Ngoài ra, do nhiệt độ nóng - lạnh thất thường khiến thức ăn rất dễ bị nhiễm khuẩn. Tình trạng trẻ nhỏ bị bệnh ở hệ tiêu hóa gây ra khá nhiều phiền toái về sức khỏe cũng như ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của các bé.

Làm thế nào để nhận diện và phòng bệnh cho trẻ nhỏ. Để có câu trả lời chính xác, góp phần giúp phụ huynh chủ động hơn trong việc chăm sóc, bảo vệ con trẻ dịp thời tiết giao mùa, nóng lạnh bất thường mùa dich. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Bác sĩ CK II Tăng Lê Châu Ngọc, Trưởng khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Nhi Đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh:

Xin chào Bác sĩ Ngọc Châu, Bác sĩ cho biết trẻ nhỏ có những biểu hiện thường gặp nào khi bị rối loạn tiêu hoá?

Rối loạn tiêu hóa là một hội chứng được tạo ra bởi sự co thắt bất bình thường của các cơ vòng trong hệ tiêu hoá làm cơ thể đau bụng, nôn ói, thay đổi thói quen đi tiêu và thay đổi tính chất phân.

Bên cạnh đó trẻ sẽ có biểu hiện những triệu chứng của nhiễm khuẩn toàn thân như: trẻ đột ngột sốt cao, thân nhiệt trẻ trên 38 độ C, đau cơ, phát ban, chảy mũi nước, đau họng, ho. Khi tiêu chảy nặng, trẻ sẽ có biểu hiện mất nước: trẻ khát nước, sụt cân, mệt mỏi, kích thích, lơ mơ.

Khi tình trạng nhiễm khuẩn nặng độc tố vi khuẩn sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, trẻ sẽ có biểu hiện rối loạn tri giác, lẫn lộn, yếu vận động, rối loạn thị giác, nặng hơn nữa trẻ sẽ bị co giật, lơ mơ, hôn mê.

Tại khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi Đồng 2, trẻ tiêu chảy cấp chiếm khoảng 60% tổng số trẻ điều trị nội trú. Và trẻ suy dinh dưỡng dễ mắc bệnh tiêu chảy, tình trạng tiêu chảy tái phát nhiều lần làm trẻ chậm tăng trưởng đồng thời làm tăng tỉ lệ tử vong.

Đường tiêu hóa ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe và cân nặng của trẻ?

Nếu như hệ hô hấp giúp trẻ hít thờ, hệ tim mạch giúp đưa máu đi khắp cơ thể, thì hệ tiêu hóa cũng có vai trò quan trọng không kém là tiếp nhận, tiêu hóa, hấp thu thức ăn và thải các chất không tiêu hóa ra khỏi cơ thể. Hệ tiêu hóa chính là nơi giúp trẻ “nạp năng lượng” mỗi ngày.

Nếu quá trình nạp năng lượng diễn ra đều đặn và suôn sẻ, các cơ quan trong cơ thể trẻ sẽ thực hiện tốt các chức năng của mình. Ngược lại, nếu hệ tiêu hóa thường xuyên bị trục trặc thì chắc chắn quá trình phát triển của trẻ ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng.

Vì vậy, hệ tiêu hóa của trẻ bị ảnh hưởng sẽ khiến trẻ phải đối phó với rất nhiều vấn đề rối loạn tăng động, thậm chí làm trẻ không tập trung học tập và trí não bị tổn thương.

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị bệnh về tiêu hóa. Đặc biệt là việc các bé ở độ tuổi mẫu giáo, chưa quen với thức ăn mới ở trường lớp, thậm chí do dùng kháng sinh..cũng có thể bị rối loạn tiêu hoá. Nhận định này chính xác không thưa bác sĩ? Và giải pháp phòng tránh là gì?

Đa phần nguyên nhân tiêu chảy cấp ở trẻ em là do nhiễm khuẩn đường ruột. Tác nhân gây nhiễm khuẩn đường tiêu hóa trẻ em thường gặp nhất là virus, trong đó Rotavirus chiếm tỉ lệ cao nhât, ngoài Rotavirus tiêu chảy cấp do virus còn có thể do Norovirus, Adenovirus,..

Kế đến là tác nhân vi khuẩn, các loại vi khuẩn thường gặp là Escherichia coli, Shigella, Salmonella, Campylobacter ,… Ngoài ra trẻ bị tiêu chảy còn có thể do tác dụng phụ khi dùng kháng sinh hoặc do các bệnh nhiễm khuẩn ngoài đường tiêu hóa.

Tiêu chảy cấp do siêu vi thường gặp vào mùa đông lạnh, trẻ nhỏ hơn 2 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh do sức đề kháng còn kém. Trẻ mắc bệnh sẽ có biểu hiện sốt cao, thân nhiệt trẻ cao hơn 38 độ, tiêu phân tóe nước, nôn ói, đau bụng, chán ăn, đau đầu, đau nhức cơ. Nhiễm siêu vi sẽ bắt đầu khoảng 12 giờ sau khi tiếp xúc với nguồn lây và kéo dài đến 5 ngày. Trẻ sẽ hồi phục sau 3 đến 7 ngày.

Trẻ tiêu chảy cấp do vi khuẩn đôi lúc khó phân biệt với siêu vi. Bệnh thường gặp ở những nơi nguồn nước không an toàn và xử lý nước thải kém. Trẻ sẽ có biểu hiện sốt rất cao, thân nhiệt có thể trên 40 độ, tiêu chảy phân có lẫn nhầy máu.

Một số kháng sinh có thể gây tiêu chảy ở trẻ em lẫn người lớn. Triệu chứng tiêu chảy do kháng sinh thường nhẹ, trẻ thường không bị mất nước và sụt cân.Tiêu chảy sẽ hồi phục sau 1 -2 ngày ngừng kháng sinh.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Trong xử trí bệnh tiêu chảy, ngoài việc bù nước ( Bù bằng dung dịch ORS pha sẵn, đây là dung dịch có chứa đường và các chất điện giải natri, kali, chloride mà trẻ mất qua chất nôn và phân. Lượng ORS cần dùng là 50ml/kg cân nặng trong 4 giờ. Ví dụ trẻ 10kg thì lượng ORS cần trong 4 giờ là 500ml... ) và chất điện giải, cho ăn là khâu không kém quan trọng để phòng ngừa suy dinh dưỡng. Cách dinh dưỡng hữu hiệu nhất là tiếp tục cho trẻ ăn trong lúc tiêu chảy và cho trẻ ăn thêm trong hai tuần sau khi đã ngưng tiêu chảy.

 

Những triệu chứng của trẻ bị rối loạn tiêu hóa: đau bụng, táo bón, buồn bã, phát hiện có ký sinh trùng đường ruột, biểu hiện buồn nôn, ngộ độc, dị ứng thức ăn…ảnh hưởng thế nào đến đi dinh dưỡng, phát triển cơ thể trẻ?

Khi bị tiêu chảy, nếu không được điều trị và chăm sóc đúng, trẻ sẽ bị ảnh hưởng về nhiều mặt. Nếu tình trạng tiêu chảy nhiều không được bù nước đúng sẽ dẫn đến các biến chứng do mất muối và nước trong phân, chất nôn như rối loạn các chất điện giải trong máu, rối loạn thăng bằng kiềm toan, hạ đường huyết gây co giật, suy thận cấp. đây là biến chứng thường gặp nhất.

Ngoài ra tác nhân nhiễm khuẩn có thể lan từ ruột sang các nơi khác trong cơ thể như xượng, khớp xương, màng não, tủy sống, máu nếu trẻ không được chẩn đoán và điều trị thích hợp, nhất là khi trẻ bị tiêu chảy do Salmonella spp.

Bên cạnh đó, khi bị tiêu chảy, trẻ mất rất nhiều năng lượng, sụt cân nhanh do mất nước và điện giải, hấp thu các chất kém. Do đó, mỗi lần bị tiêu chảy trẻ ít nhiều bị chậm phát trển và chỉ hồi phục sau 2 – 3 tuần bù. Nếu nhiều đợt tiêu chảy xảy ra liên tiếp trong thời gian ngắn, sự phục hồi sẽ không có, trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng.

Bác sĩ có lời khuyên hay biện pháp phòng ngừa rối loạn tiêu hoá hiệu quả ở trẻ nhỏ?

- Phòng ngừa lây lan trong gia đình: Rửa tay với nước và xà bông chống nhiễm khuẩn trong 15-30 giây, nên rửa các vị trí dầu ngón tay, giữa các kẽ ngón tay, cổ tay. Dùng khăn khô lau sạch sau khi rửa, thay tả thường xuyên cho trẻ.

- Phòng ngừa tái phát : giữ vệ sinh ăn uống, không dùng sữa chưa được tiệt trùng, rửa thật sạch rau và trái cây dưới vòi nước chảy (nước lạnh) trước khi dùng. Giữ nhiệt độ tủ lạnh ≤ 4.40C, nhiệt độ ngăn đông < 00C. Thực ăn đã chế biến nên dùng ngay, không để lâu. Phân loại thức ăn để trữ lạnh, không trữ chung các loại thịt, cá, gia cầm cùng một hộp. Rửa sạch tay, dao và các dụng cụ sau khi cắt các loại thực phẩm chưa nấu như thịt, cá, gia cầm.

Ngoài ra: trẻ dưới 6 tháng tuổi nên được bú sữa mẹ.

Tiêm phòng sởi : Trẻ em mắc bệnh sởi hoặc khi khỏi dễ mắc tiêu chảy, lỵ nặng và dễ dẫn đến tử rvong. Tiêm vaccine sởi có thể phòng ngừa được 25% tử vong liên quan đến tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi.

Tiêm phòng vaccine Rotavirus : Tiến hành trước 6 tháng tuổi. Phòng những trường hợp tiêu chảy nặng do Rotavirus. Giảm tỷ lệ nhập viện, tỷ lệ tử vong, tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus.

Xin cám ơn Bác sĩ!