Hiện nay trên MXH có rất nhiều thông tin không khách quan, thiếu kiểm chứng. Nhưng nhiều người chưa hiểu rõ về nó đã vội vàng share thông tin. Những tác hại của việc chia sẻ thông tin sai sự thật là như thế nào.
Việc chia sẻ và lan tỏa của facebook quá nhanh khi ta chưa nhiều nhiều thời gian để kiểm lại tính xác thực thông tin về nó; khi facebook chứa đựng nhiều nội dung tốt xấu lẫn lộn, thật giả khó phân nên khi tiếp cận người sử dụng dễ dàng đối mặt với nguy cơ “ngộ độc thông tin”.
Facebook như một phần cuộc sống của bạn!
Hiện nay, Facebook được xem là hình thức tiếp thị hữu hiệu nhất và dễ dàng nhất. Facebook giúp đưa cả thế giới đến ngôi nhà của bạn. Trên facebook không cần biết đúng sai, hay dở, thiện ác... chỉ cần bắt đúng trend sẽ được quan tâm, thích.
Với từng người, tùy vào mục đích sử dụng, facebook mang lại những lợi ích khác, đơn cử như bán hàng online, quảng bá thương hiệu, tiếp thị sản phẩm...
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đó, facebook cũng đem lại những điều phiền toái nếu người dùng sử dụng có chủ đích, động cơ thiếu trong sáng. Chỉ cần thông tin trên facebook đến với những người vô tâm thì vô tình trở thành công cụ “lợi bất cập hại” và ngược lại.
Ở facebook, có nhiều cách (nút like, nút bình luận, nút chia sẻ) để bày tỏ quan điểm, thái độ của người chơi. Trong đó, nút share là rất quyền lực.
Đơn cử như thời điểm các ca bệnh đầu tiên xuất hiện tại Đà Nẵng cũng là thời điểm hàng loạt các trang MXH như Facebook, Twitter, Youtube.. đưa thông tin sai sự thật đến cộng đồng.
Trong khi đó, các thông tin liên quan đến dịch bệnh COVID-19 trở nên tinh tế hơn rất nhiều. Vì hầu như đều mang một mục đích nghe rất lọt tai đó là toàn dân đoàn kết đẩy lùi dịch bệnh. Trước những cảnh báo từ các bộ ban ngành, người dân đã có ý thức hơn về chọn lọc và xử lý nguồn tin kĩ lưỡng hơn.
Tuy nhiên, “chạy trời sao khỏi nắng”, họ như con cờ nằm giữa bàn cờ bị hàng trăm, hàng ngàn trang mạng đẩy đưa. Mỗi ngày, họ phải tiếp nhận cả đống tin tức bị xáo trộn, đầu đuôi đảo lộn với những thông điệp mang đầy tính “hữu ích”. Nhưng nguồn thông tin có tính xác thực hay không thì vẫn còn là câu hỏi nằm trên giấy chưa có lời giải.
Dư luận tuần qua đã không khỏi xôn xao với câu chuyện một nữ nghệ sĩ bị phạt 7,5 triệu đồng vì sơ suất đăng thông tin sai sự thật trên MXH. Với tầm ảnh hưởng của bản thân, cô đã không ý thức được trách nhiệm của việc kiểm tra và chia sẻ thông tin chính thống.
Trong thời điểm hỗn loạn, cái người dân cần cẩn trọng không chỉ là sức khỏe mà còn là bảo vệ bản thân khỏi những thông tin thất thiệt. Cứ mỗi người góp một tin tức lệch lạc thì Việt Nam lại có đến hơn 95 triệu thông tin sai sự thật làm nhiễu loạn cộng đồng.
- Fake news tồn tại được là nhờ nỗi sợ và sự thiếu hiểu biết của con người. Càng lo lắng, người ta lại càng thích tìm đến những điều mang lại cảm giác an toàn thay vì đối diện với sự thật -
Ngày nay, người đọc quá dễ dàng để chia sẻ một thông tin nào đó chỉ cần là nó hay và không cần xác định nó từ đâu, đúng hay sai. Độ ảnh hưởng của trang mạng xã hội càng lớn thì càng dễ làm con mồi cho fake news hoành hành.
Có những cuộc chiến âm thầm đứng sau Chính phủ và các cơ quan chuyên môn trong nhiệm vụ tiếp tục ngăn chặn dịch bệnh lây lan nhanh, đẩy lùi COVID-19 và hướng sự quan tâm về Đà Nẵng, mang tên chống Fake news.
Tìm ra dấu vết của các bệnh nhân F1, F2 còn dễ hơn gấp trăm lần việc tìm ra nguồn thông tin sai sự thật đầu tiên trên mạng xã hội và xác định mức độ lan tỏa của chúng. Bùng dịch nhiều khi không đáng sợ bằng thông tin sai sự thật bị đẩy đi quá xa.
Fake news là thứ dễ dàng xác định được mục đích nhưng lại không dễ dàng phát hiện được chúng. Đầu tiên, chúng tạo ra sự hoang mang dư luận. Tiếp theo, fake news sẽ đem lại lợi ích cho một nhóm người nào đó. Cuối cùng chính là làm mất niềm tin và khủng hoảng đời sống cho người tiếp nhận.
Nếu như COVID-19 có thể được chẩn đoán bởi đội ngũ y tế thì fake news thì hoàn toàn ngược lại. Bạn không thể xác định được thông tin đó đã đi đến đâu, và ai là người đã tin tưởng chúng. Để tiếp nhận thông tin một cách chuẩn xác, người dân cần có sự hoài nghi, kiểm chứng và nắm bắt các kênh thông tin chính xác để chia sẻ.
Đừng sống nhảm! Tập sống có trách nhiệm...
Việc ngăn chặn thành công đại dịch COVID-19 ở Việt Nam là một phép màu và ghi dấu thêm vào lịch sử Việt Nam không chỉ đánh bại hai đế quốc hùng mạnh; cộng đồng quốc tế đã dành cho Việt Nam tấm huy chương trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19. Quốc gia Châu Á mới nổi này đã có kinh nghiệm và đã giành được thành công. Tuy nhiên, mùa dịch cũng là thời điểm béo bở để các trang mạng xã hội tăng tương tác bất chấp thật giả.
Tất cả mọi người ai cũng muốn cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh, tái khởi động cuộc sống ổn định. Tuy nhiên, chia sẻ fake news không phải là việc làm hiệu quả, tích cực cho cộng đồng.
Hãy học cách im lặng nếu như không nói được điều tốt đẹp. Điều tích cực luôn tới từ những thứ tưởng chừng đơn giản.
Chúng ta có quyền biểu hiện cảm xúc ghen ghét, tức giận, vui vẻ, hạnh phúc,... nhưng đừng lòng tốt và cảm xúc cá nhân bị trục lợi. Trong thời điểm nhạy cảm này, hãy nhớ "Đừng để tay nhanh hơn não".
Bởi facebook chỉ vui vẻ, chỉ hữu ích, chỉ tốt đẹp hơn, khi ta biết sử dụng nó. Hãy add friend những ai vui vẻ, xinh đẹp, ngộ nghĩnh; và follow những người dễ mến, thông thái, tâm lý để học những điều hay, giá trị hàng ngày.
Trước khi đọc hay chia sẻ bất kỳ thông tin nào đó, bạn cần có thời gian cho nó nhiều hơn, check từ nhiều nguồn, đọc nhiều nơi và đừng tin đừng vội like, comment hay share khi chưa hiểu về nó.
Nên khi đã xem Facebook như một phần của thế giới bạn. Hãy tìm kiếm điều bạn muốn. Hãy chia sẻ điều bạn thích. Nhưng đừng sống nhảm. Tập sống có trách nhiệm…