Dấu ấn sự nghiệp của Nhà văn Abdulrazak Gurnah - Chủ nhân Nobel Văn học 2021

Nhuận Phẩm
Sự nghiệp văn chương Nhà văn Abdulrazak Gurnah ghi dấu bằng những tác phẩm “để đời” về cuộc sống của người dân Châu Phi bằng tiếng Swahili, tiếng Ả Rập và tiếng Đức.

Abdulrazak Gurnah là số ít nhà văn hiện này cả một đời gắn bó và theo đuổi khát vọng về quyền tự do con người. Nhắc đến Abdulrazak Gurnah là nhắc đến chân dung một nhà văn hậu thuộc địa. Ở ông là sự cộng hưởng của một bên là bản tính khoa học và kiến thức uyên thâm của một giáo sư đại học, với bên kia là tư chất phiêu lưu và đấu tranh không ngừng nghỉ cho lý tưởng tự do.

nha-van-doat-giai-nobel-van-chuong-2021-abdulrazak-gurnah-anh-getty-images-1633801616.jpeg
Nhà văn đoạt giải Nobel Văn học 2021 Abdulrazak Gurnah. Ảnh: Getty Images

Theo New York Times, Nhà văn Abdulrazak Gurnah là người châu Phi đầu tiên trong suốt 20 năm qua giành giải Nobel văn học, giải thưởng văn chương danh giá nhất thế giới.

Cho tới nay, Nhà văn Abdulrazak Gurnah là người châu Phi thứ 5 đoạt giải Nobel văn học. Trước ông là các nhà văn Wole Soyinka của Nigeria năm 1986, Naguib Mahfouz của Ai Cập năm 1988, và hai nhà văn Nam Phi là Nadine Gordimer năm 1991, John Maxwell Coetzee năm 2003.

Từ cuốn đầu tiên là Memory of Departure đến cuốn mới nhất Afterlives, Nhà văn Abdulrazak Gurnah đã "rút ra khỏi những mô tả có phần định kiến và mở rộng tầm nhìn của chúng ta về một Đông Phi đa dạng về văn hóa, không giống với nhiều nơi khác trên thế giới".

Theo Viện Hàn lâm Thụy Điển, Nhà văn Abdulrazak Gurnah được vinh danh bởi "sự thâm nhập không khoan nhượng và đầy lòng trắc ẩn về những ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân và số phận của những người di cư trong hố sâu ngăn cách giữa các nền văn hóa và lục địa".

Nhà văn Abdulrazak Gurnah sinh năm 1948 trên đảo Zanzibar (thuộc Tanzania) ở Ấn Độ Dương và đến nước Anh tị nạn vào cuối thập niên 60 của thế kỷ trước. Ông từng là giảng viên bộ môn văn chương hậu thuộc địa tại Đại học Kent (Anh) và Đại học Bayero Kano (Nigeria).

Trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình, Nhà văn Abdulrazak Gurnah đã xuất bản khoảng 10 cuốn tiểu thuyết và nhiều truyện ngắn, trong đó nhiều tác phẩm có đề tài về người tị nạn Châu Phi. Memory of Departure (1987), Pilgrims Way (1988) và Dottie (1990) là ba cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông ghi lại trải nghiệm của người nhập cư ở Anh từ những khía cạnh khác nhau.

Năm 1994, quyển tiểu thuyết thứ tư của Abdulrazak Gurnah được xuất bản với tựa đề Paradise lấy bối cảnh ở Đông Phi thuộc địa trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Quyển này cũng nhận được đề cử cho giải Booker năm đó.

Admiring Silence (1996) kể câu chuyện về một thanh niên rời Zanzibar di cư đến Anh, nơi anh kết hôn và trở thành một giáo viên. Một chuyến trở lại quê hương 20 năm sau ảnh hưởng sâu sắc đến thái độ của anh đối với cả bản thân và cuộc hôn nhân của mình.

By the Sea, quyển sách xuất bản năm 2001, là câu chuyện được kể lại bởi Saleh Omar, một người lớn tuổi xin tị nạn sống ở một thị trấn ven biển nước Anh.

Ngoài ra, Abdulrazak Gurnah còn là tác giả của nhiều tiểu luận về Naipaul, Rushdie, Wicomb. Trong đó nổi bật là cuốn A Companion to Salman Rushdie (tạm dịch: Bạn đồng hành của Salman Rushdie) do Nhà xuất bản Cambridge University Press ấn hành năm 2007.

Thanh Thảo (t/h)