Bệnh trĩ nội là gì? Bạn đã biết gì về bệnh trĩ nội?

Trĩ nội là bệnh lý phổ biến đối với những người có công việc phải ngồi nhiều như dân văn phòng hoặc tài xế lái xe…Do tạo áp lực lớn đến vùng hậu môn từ đó mà hình thành bệnh trĩ nội.

Trĩ nội là gì?

Khi tình trạng tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng bị giãn ra quá mức và phòng to ra sẽ khiến xuất hiện bệnh trĩ nội. Ở giai đoạn đầu của bệnh, búi trĩ sẽ chỉ là một đốm thịt rất nhỏ, nằm ở đường lược. Nhưng cho đến khi bệnh đã diễn biến nặng, khối thịt này sẽ to ra và có hiện tượng lồi ra bên ngoài.

Phụ thuộc vào vị trí của búi trĩ xuất hiện ở phía trên hay dưới đường lược của ống hậu môn, bệnh trĩ phân thành 2 loại chính là: Bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Với trĩ nội, các đặc điểm để nhận biết là vị trí mọc búi trĩ nằm ở trong ống hậu môn, không gây đau do không có thần kinh cảm giác, ban đầu thường chưa nhìn thấy búi trĩ mà chỉ thấy các dấu hiệu như chảy máu khi đi cầu, đau rát hoặc chảy dịch và cảm giác nặng ở hậu môn, sau đó mới thấy có sa búi trĩ.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh

tri-noi2-1637993638.jpg

Ngồi quá lâu sẽ gây áp lực lên hậu môn và dẫn đến trĩ nội. Ảnh: T.L

Đơn thuần như các bệnh lý thông thường khác, bệnh trĩ nội cũng do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Nhưng so với các bệnh nhân bệnh trĩ nội, những triệu chứng của bệnh có phần kín đáo và khó phát hiện. Nguyên nhân của bệnh trĩ nội chủ yếu là do những yếu tố sau đây.

Do thói quen sinh hoạt: Hầu hết những người làm các công việc mà tính chất buộc phải ngồi nhiều như dân văn phòng (70% mắc bệnh) nghề lái xe, nghề may…đều có thể mắc bệnh trĩ. Với các nghề nghiệp này, họ thường xuyên phải ngồi nhiều, lười vận động, tạo nhiều áp lực lên vùng hậu môn.

Do thói quen ăn uống không lành mạnh: Do mọi người thường có thói quen ăn nhiều đồ cay nóng, bia rượu và ít cung cấp chất xơ cho cơ thể. Từ đó mà dẫn đến bệnh táo bón. Lâu ngày sẽ dẫn đến đi đại tiện phải dùng lực rặn và khi áp lực cố đẩy phân ra ngoài sẽ hình thành bệnh trĩ.

Một số các nguyên nhân khác như: Do lớp cơ ở dưới niêm mạc hậu môn trực tràng, hệ thống co thắt, dây chằng, cơ nâng bị suy yếu, hệ thống đám rối tĩnh mạch suy yếu sa giãn hình thành búi trĩ. Bệnh xơ gan, táo bón lâu ngày, bệnh lý tăng áp lực tĩnh mạch chủ, gây ứ máu ở đám rối tĩnh mạch trĩ.

Các triệu chứng cơ bản?

tri-noi-1637993638.jpg

Bệnh nhân sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi đi đại tiện. Ảnh: T.L

Các dấu hiệu của bệnh sẽ khác nhau theo từng giai đoạn bệnh, mỗi giai đoạn sẽ có mức độ nghiêm trọng tương ứng. Ngoài ra, trĩ nội năng hơn không gây đau do việc thiếu các đầu dây thần kinh ở vùng dưới trực tràng. Nếu xuất hiện triệu chứng đau thì thường do một tình trạng liên quan gây ra, chẳng hạn như nứt hậu môn hoặc trĩ ngoại.

Biểu hiện thường thấy của tình trạng trĩ nội là thường gây chảy máu. Bệnh nhận sẽ có thể thấy máu đỏ tươi hoặc phân dính máu khi lau trên giấy vệ sinh. Tuy nhiên, nếu chỉ chảy máu nhẹ người bệnh sẽ không thể nào thấy được tình trạng này.

Trong khi chảy máu là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh trĩ nội, người bệnh cũng có thể gặp phải các triệu chứng khác nếu trĩ sa ra ngoài. Điều này thường xảy ra trong quá trình đi đại tiện và trong nhiều trường hợp, búi trĩ sẽ tự thụt lại hoặc người bệnh có thể phải dùng tay đẩy nó vào trong. Trong trường hợp trĩ cấp độ IV, mô trĩ vẫn bị sa ra ngoài cho dù có dùng tay can thiệp.

Điều quan trọng cần lưu ý là triệu chứng chảy máu phổ biến trong cả bệnh ung thư đại trực tràng và bệnh trĩ nội. Vì vậy, người bệnh nên đến đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán nếu bị chảy máu trực tràng, đặc biệt khi triệu chứng này kèm với các dấu hiệu nghi ngờ khác.

Trĩ sa ra ngoài hậu môn có thể gây khó chịu vì ngứa và sưng tấy. Một số người thậm chí còn bị bẩn do mô bị sa. Rất khó để biết một người bị sa búi trĩ hay do mắc bệnh trĩ ngoại nếu không có chẩn đoán chuyên môn của bác sĩ vì các triệu chứng của các tình trạng này tương tự nhau. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể cùng lúc mắc cả trĩ ngoại và sa búi trĩ.