1. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, di cư toàn cầu đã trở thành hiện tượng phổ biến, đặc biệt là di cư kết hôn. Trong hai thập kỷ gần đây, di cư vì mục đích kết hôn hay hôn nhân quốc tế, hôn nhân xuyên biên giới đã tạo nên một làn sóng dịch chuyển nhân khẩu học, góp phần tạo nên sự đa dạng văn hóa trên phạm vi toàn cầu. Sự xuất hiện và gia tăng các gia đình đa văn hóa đang ngày càng trở thành phổ biến, đặc biệt là các quốc gia phát triển như Mỹ, Đức, Anh, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Singapore...
Một minh chứng tại Hàn Quốc, trong năm 2020, xét theo quốc tịch của người vợ, Việt Nam chiếm tỷ lệ cao nhất (23,5%), tức cứ 4 cặp đôi kết hôn đa văn hóa thì sẽ có một cặp là chồng Hàn và vợ Việt (Theo thống kê về Dân số trong gia đình đa văn hóa năm 2020 của Tổng cục điều tra dân số Hàn Quốc).
Bên cạnh đó, thống kê từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng cho thấy, năm 2005, số lượng lao động nước ngoài ở Việt Nam chỉ 12.000 người, năm 2010 là hơn 55.000 người, năm 2015 là gần 84.000 người và đến năm 2019 đạt gần 112.000 người. Số lượng này tập trung vào đối tượng có vị trí và thu nhập cao đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước phương Tây làm việc chủ yếu tại các thành phố lớn của Việt Nam.
Các nghiên cứu về hôn nhân quốc tế Việt Nam - nước ngoài rất đa dạng, tiếp cận phân tích nhiều chiều kích khác nhau của đời sống xã hội như giới, kinh tế, quyền công dân, con lai, quan hệ giữa cô dâu và thân tộc bên chồng… bởi thực tế đa số phụ nữ Việt Nam kết hôn với đàn ông nước ngoài sẽ di cư đến sinh sống tại quê hương chồng. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nhiều những nghiên cứu về gia đình đa văn hóa Việt Nam - nước ngoài sinh sống tại Việt Nam.
Các khóa học tiếng Việt và tiếng Anh sẽ giúp họ dễ dàng hòa nhập vào xãhội: giao tiếp cộng đồng và sử dụng các dịch vụ phục vụ người dân. Đa dạng các chương trình giáo dục đa văn hóa, tập trung vào việc giúp trẻ em hiểu và kích thích sự phát triển tích cực của đa dạng văn hóa.
Tại Việt Nam, số lượng hôn nhân có yếu tố nước ngoài và gia đình đa văn hóa cũng đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Những đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng... thì dấu ấn của các kiểu gia đình này rõ nét. Điển hình là Thành phố Hồ Chí Minh là Việt - Hàn, Việt - Nhật, Việt - Hoa, Việt - Ấn, Việt - Thái, Việt - Pháp, Việt - Cam, Việt - Nga, Việt - Mỹ... Đây được xem là kết quả của lượng người nhập cư và tình trạng nhập khẩu lao động, các cuộc hôn nhân xuyên quốc gia, đã và đang trở thành xu hướng của thế kỷ 21.
2. Sài Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn - Thành phố Hồ Chí Minh là vùng đất đa dạng văn hóa, nơi những người dân đã mang theo nền văn hóa riêng của mình đồng hành cùng với sự phát triển hiện đại và sôi động của đô thị mới có dấu ấn quy hoạch và thiết kế của người nước ngoài như Phú Mỹ Hưng, Thảo Điền, Sala, đảo Kim Cương,.. đã trở thành điểm đến hấp dẫn.
Đặc biệt, Thành phố Hồ Chí Minh còn là một thành phố năng động, sáng tạo, có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình và sớm giao lưu tiếp biến văn hóa Đông Tây là lực hút các luồng di dân nội địa và quốc tế đến trải nghiệm, học tập, du lịch, làm việc, tìm kiếm cơ hội kinh doanh, phát triển bản thân, kết hôn… trong số đó có một bộ phận lớn các gia đình đa văn hóa Việt Nam - nước ngoài lựa chọn nơi đây định cư, sinh sống lâu dài. Đó là câu chuyện về những người đàn ông nước ngoài kết hôn với phụ nữ Việt Nam và gia đình mình đã có những đóng góp tích cực cho Thành phố Hồ Chí Minh và Việt Nam trên tiến trình hội nhập và phát triển.
Trong đó, phải kể đến một số gia đình đa văn hóa tiêu biểu tham gia vào các hoạt động đối ngoại nhân dân Việt Nam - ASEAN+ tại Thành phố Hồ Chí Minh như gia đình ông Youn Young Seok - Chủ tịch Hội gia đình đa văn hóa Hàn Quốc - Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, gia đình ông Edwin Setiawan Tjie - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Indonesia tại Việt Nam, gia đình ông Lim Norman - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Singapore tại Thành phố Hồ Chí Minh...
Trên tất cả, gia đình đa văn hóa không chỉ là nguồn lực đa dạng về gene mà còn là điểm mạnh của xã hội, đóng góp vào sự phát triển và sự giàu có của cộng đồng. Ngày nay, gia đình đa văn hóa là một xu thế tất yếu khi đất nước hội nhập quốc tế sâu rộng, các nhà đầu tư nước ngoài mở rộng môi trường đầu tư, giao lưu văn hóa, đối ngoại nhân dân cũng ngày càng phát triển thực chất và chiều sâu.
Từ đó cần thành lập các trung tâm giảng dạy và hỗ trợ ngôn ngữ để giúp người nước ngoài trong các gia đình đa văn hóa có thể giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ địa phương. Các khóa học tiếng Việt và tiếng Anh sẽ giúp họ dễ dàng hòa nhập vào xã hội: giao tiếp cộng đồng và sử dụng các dịch vụ phục vụ người dân.
Đa dạng các chương trình giáo dục đa văn hóa, tập trung vào việc giúp trẻ em hiểu và kích thích sự phát triển tích cực của đa dạng văn hóa. Các buổi học và hoạt động ngoại khóa có thể tăng cường sự hiểu biết và tôn trọng giữa các thế hệ. Tạo nhiều điều kiện thuận lợi để các công dân nước ngoài kết hôn với người Việt Nam an tâm làm ăn, sinh sống, cùng nuôi dưỡng con cái ngoan, học hành tiến bộ, có tình yêu quê hương đất nước và trách nhiệm của công dân toàn cầu.
Thiết nghĩ, sự hiện hữu các đại gia đình văn hóa Việt Nam - nước ngoài tại Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh sẽ góp phần tăng cường mối quan hệ đoàn kết gắn kết giữa người Việt Nam với cộng đồng người nước ngoài đang sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh - Việt Nam; xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị và hòa bình hữu nghị giữa Việt Nam với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
ĐẶC TRƯNG GIA ĐÌNH ĐA VĂN HÓA:
• Đa dạng nguồn gene: Con cái của các gia đình đa văn hóa thường mang gene di truyền từ cả hai phía ba và mẹ, tạo nên một hỗn hợp gene đa dạng. Điều này có thể làm tăng khả năng chống lại các bệnh tật di truyền mà một gene đơn không có; theo đó con cái của các giá đình đa văn hóa có khả năng thích ứng tốt với nhiều môi trường và điều kiện sống khác nhau, …
• Từ đa dạng văn hóa đến tôn trọng sự khác biệt và văn hóa, văn minh đô thị: Sự đa dạng về ngôn ngữ, phong tục, tập quán và giá trị trong các gia đình đa văn hóa góp phần làm phong phú thêm bức tranh đời sống và văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh. Thấu hiểu và tôn trọng khác biệt văn hóa sẽ tạo ra những giá trị văn hóa mới từ giao lưu, tiếp biến văn hóa, sáng tạo văn hóa; tuân thủ quy tắc ứng xử nơi công cộng, thực hành văn hóa, văn minh đô thị.
• Phát triển kỹ năng đa ngôn ngữ: Trong gia đình đa văn hóa, thành viên thường phải sử dụng nhiều ngôn ngữ. Điều này giúp Thành phố Hồ Chí Minh có nguồn nhân lực đa dạng có cơ hội giao tiếp và tương tác với nhiều cộng đồng và văn hóa khác nhau.
• Từ lòng tự hào giữa các nền văn hóa và lợi thế Việt Nam – cầu nối cho các quan hệ quốc tế giữa Việt Nam với các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới: Trẻ em và thành viên các gia đình đa văn hóa thường được xây dựng và hun đúc lòng tự hào về nền văn hóa của mình. Sự liên kết với nguồn gốc và truyền thống gia đình có thể tăng cường nhận thức về bản thân và giúp các thành viên gia đình đa văn hóa (đặc biệt là thế hệ sau) cố gắng phát triển bản thân để trở thành cầu nối liên kết ra bên ngoài Việt Nam.