Mặc dù bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, nhưng theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc tế, hơn một phần tư người trên thế giới đều bỏ buổi sáng.
Nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, thói quen ăn sáng hình thành từ khi nhỏ tuổi và thói quen này sẽ kéo dài cho đến cuối đời. Trẻ thường xuyên bỏ bữa sáng thì sau này lớn lên cũng thường xuyên bỏ bữa.
Hầu hết những người không ăn sáng, thường ăn nhiều hơn những bữa trong ngày. Vì thế, hàng lượng calorie trong thức ăn cao hơn nhiều so với những người có ăn sáng.
Chuyên gia dinh dưỡng lưu ý với chúng ta rằng, thường xuyên không ăn sáng hoặc ăn không có giờ giấc, rất dễ mắc bệnh đường tiêu hóa, sỏi mật và đặc biệt là bệnh béo phì.
Ngoài ra, thiếu buổi sáng, sẽ khiến hàm lượng Vitamin và các lượng khóang chất bị thiếu trầm trọng, đặc biệt là chất sắt và calcium, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Một bữa sáng giàu dinh dưỡng phải có gồm bánh mì, cháo…và các thức ăn như: thịt, trứng gà, sữa, ngoài ra còn cần có rau xanh và hoa quả. Các chuyên gia cho rằng, nên ăn hoa quả buổi sáng để việc bổ sung Vitamin đạt hiệu quả tốt nhất.
Vào buổi sáng, không cần phải ăn rau quá nhiều, nhưng cũng không thể thiếu được. Buổi sáng đi làm không kịp xào nấu, thì hôm trước xào nấu sẵn, để trong tủ lạnh sáng hôm sau ăn.
Một số người tuy cũng ăn sáng, nhưng thường chỉ là có số lượng, mà không có chất lượng. Nhưng việc ăn gì vào mỗi buổi sáng cũng tác động đến sức khỏe và tinh thần của một ngày làm việc. Chẳng hạn như bữa sáng ăn nhiều thức ăn có nhiều chất đường và mỡ, sẽ khiến chúng ta cảm thấy tinh thần mệt mỏi.
Bữa ăn sáng của những nhân viên văn phòng ít nhất phải cung cấp một nửa nhu cầu Vitamin và Acid folic của cơ thể trong ngày, đặc biệt là Vitamin và chất sắt.
Các loại thức ăn như thịt, tim gan, môc nhĩ (nấm mèo), rau cải có thể cung cấp đủ nhu cầu cho cơ thể mỗi ngày, chẳng hạn cung cấp 20mg chất sắc cho những phụ nữ dưới 50 tuổi. Có thể ăn thịt nạc, cá, gan, bánh mì làm bằng bột lúa mạch, khoai tây, lạc…để bổ sung Vitamin B.