Giai thuong quang cao sang tao viet nam 2023

Bài học gì từ đợt dịch thứ 4 nhiều đau thương?

Đợt dịch thứ 4, đợt dịch lớn nhất, nhiều đau thương nhất kể từ đầu dịch COVID-19, khởi đầu bằng những dấu hiệu tưởng như rất vu vơ.Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn chia sẻ có những thời điểm ca tử vong tăng liên tục, ngỡ chừng bất lực...
Bài học gì từ đợt dịch thứ 4 nhiều đau thương? - Ảnh 1.

F0 điều trị tại Bệnh viện dã chiến Phú Nhuận số 1, quận Phú Nhuận, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

1. Ngày 27-4, sau nhiều ngày không ghi nhận ca bệnh trong cộng đồng, Yên Bái bất ngờ ghi nhận 1 người là lễ tân khách sạn lây nhiễm COVID-19 từ đoàn khách Ấn Độ cách ly tập trung tại đó. 

Trước đó vài ngày, một đoàn khách Trung Quốc cũng cách ly tại khách sạn này và đã về nước, 2 khách trong đoàn lây nhiễm COVID-19 nhưng khi hết cách ly đã di chuyển nhiều tỉnh thành như Hà Nội, Đà Nẵng, Bắc Giang, Lai Châu, Vĩnh Phúc...

Đợt dịch thứ 4 bùng phát.

2. Trả lời Tuổi Trẻ sau khi trở về từ TP.HCM, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn chia sẻ có những thời điểm ca tử vong tăng liên tục, căng thẳng cao độ, các ông tưởng như bất lực. Chủng virus gây đợt dịch này là chủng Delta, tần suất lây nhiễm tăng, số ca nặng cao hơn 234% so với chủng cũ, tỉ lệ tử vong cao hơn 132% so với chủng cũ.

Nhưng quan trọng hơn, phải thừa nhận đã có lúng túng trong giai đoạn đầu cao điểm của dịch. Tháng 7, khi Bộ Y tế đã có hướng dẫn cách ly tại nhà thí điểm cho Bắc Giang, Bắc Ninh và một số địa phương, các tỉnh thành dịch nặng nhất vẫn cách ly tập trung F1 khiến lây nhiễm trong khu cách ly tăng cao, có những ngày 1 khu cách ly ghi nhận gần 200 ca mới. 

Số ca mới tăng đồng nghĩa với số ca nặng tăng theo, hệ thống y tế không còn khả năng chống đỡ, tỉ lệ tử vong tăng lên.

"Một số bệnh viện còn lúng túng trong điều trị, chuyển viện, bác sĩ và điều dưỡng quá tải nên khó theo dõi, chăm sóc người bệnh. Trong khi đó số bệnh nhân lớn nên việc phân chia khoa điều trị, buồng bệnh chưa khoa học, thuận tiện cho chăm sóc bệnh nhân" - cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê nói trong buổi đánh giá nguyên nhân và tìm biện pháp giảm thiểu số ca tử vong.

3. Thời điểm số ca tử vong tăng cao, trong khi toàn quốc đang áp dụng mô hình tháp 3 tầng: bệnh nhân nhẹ, vừa và nặng thì TP.HCM áp dụng tháp 5 tầng, dẫn đến có những lúng túng khi chuyển viện. Đặc biệt nhiều tỉnh thành phía Nam thiếu bác sĩ hồi sức, có tỉnh chỉ có 4 bác sĩ chuyên khoa hồi sức, khi bệnh nhân nặng tăng không có nhân lực chăm sóc, điều trị.

Một bác sĩ tham gia đoàn chi viện chia sẻ có nơi 1 điều dưỡng chăm sóc 140 - 150 bệnh nhân, trong khi bệnh nhân cần hỗ trợ thở, cần cung cấp dinh dưỡng để tăng đề kháng. Nhưng với tỉ lệ điều dưỡng/bệnh nhân như trên, rất khó hỗ trợ. COVID-19 là bệnh lây, bệnh nhân vào bệnh viện không có người thân đi cùng để chăm sóc.

Một vấn đề nữa cũng làm gia tăng số mắc nhanh là lối sống và sinh hoạt của cư dân: phong tỏa "ngoài chặt trong lỏng", dân cư vẫn giao lưu và vẫn có lây nhiễm. Tỉ lệ người được tiêm vắc xin trong những ngày đầu tiên dịch nóng còn rất thấp vì lượng vắc xin ít ỏi. 

Mãi đến cuối tháng 7, nhờ ngoại giao vắc xin và các hợp đồng mua đến thời hạn nhận hàng, số lượng vắc xin về mới tăng lên. Cùng đó là mô hình "bệnh viện chị em", lập các trung tâm hồi sức COVID-19, chuyển hàng chục ngàn y bác sĩ từ mọi miền đến hỗ trợ vùng dịch phía Nam. 

Số mắc mới, số tử vong mỗi ngày đã giảm dần rồi nới giãn cách, trở lại "bình thường mới" thời gian gần đây.

4. Nhưng những thách thức không phải đã hết. Khi chúng ta